Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 12/05/2024 04:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 12/05/2024

Quản lý chặt chẽ các hoạt động giết mổ gia súc gia cầm, bảo đảm an toàn thực phẩm

Thứ năm, 05/10/2023 13:10

TMO - Công tác quản lý, kiểm soát hoạt động giết mổ động vật có ý nghĩa quan trọng trong bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), giảm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đến tháng 6/2023 cả nước có 18/63 địa phương ban hành Quyết định của UBND cấp tỉnh phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ tập trung. Trong số 433 cơ sở giết mổ động vật tập trung đang hoạt động (có công suất giết mổ từ 50 con lợn, 200 con gia cầm trở lên/ngày), có 45 cơ sở giết mổ có dây chuyền giết mổ công nghiệp, 388 cơ sở giết mổ là cơ sở giết mổ theo hình thức tập trung giết mổ. Số lượng cơ sở giết mổ động vật tập trung còn ít bởi các cơ sở giết mổ này có giá thành sản phẩm cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường. Sản phẩm của các cơ sở này cũng khá kén khách, tiêu thụ chủ yếu ở siêu thị, các cửa hàng tiện ích, một số bếp ăn, nhà hàng và khu công nghiệp

Bên cạnh đó, cả nước hiện còn 24.654 cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ, nhưng chỉ có 7.362 cơ sở có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nhiều địa phương có hơn 1.000 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ như: Nam Định, Thanh Hóa, Hải Dương…, cho dù các nơi này đều không phải các tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế không phải khó khăn. Tuy nhiên, công tác kiểm soát giết mổ chưa có nhiều chuyển biến tích cực do chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức.

Tại một số địa phương, vẫn còn tình trạng giết mổ không phép sau khi xây dựng và đưa vào hoạt động cơ sở giết mổ tập trung, dẫn đến các cơ sở giết mổ tập trung hoạt động không hiệu quả, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sắp xếp và chấn chỉnh công tác kiểm soát giết mổ tại địa phương. Không những vậy, nhận thức, thói quen của người tiêu dùng còn dễ dãi, dễ chấp nhận sản phẩm giết mổ không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đã trực tiếp tạo điều kiện cho sự tồn tại của các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm ở các địa phương.

Công tác quản lý, kiểm soát hoạt động giết mổ động vật có ý nghĩa quan trọng trong bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch bệnh...Ảnh: PC. 

Cục Thú y kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung thêm đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn là các cá nhân, tổ chức khi đầu tư vốn xây mới CSGM động vât tập trung; tiếp tục ban hành chính sách ưu đãi về thuế, vay vốn và đất đai… để thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tớixây dựng các cơ sở giết mổ tập trung đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và môi trường.

Kế hoạch quốc gia triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023 – 2030 nhấn mạnh đến mục tiêu nâng cao năng lực quản lý, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với động vật, sản phẩm động vật, giai đoạn 2023 – 2030 là 100% trạm kiểm dịch đầu mối giao thông được rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền đầu tư, nâng cấp bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Đồng thời, 100% động vật đưa vào cơ sở giết mổ tập trung được cơ quan thú y thực hiện kiểm soát giết mổ, thông qua đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho các cơ quan kiểm dịch thú y cửa khẩu; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đầu tư nâng cấp các trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Giám sát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm động vật tiêu dùng trong nước.

Theo thống kê của Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Hà Nội, trung bình mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn thịt gia súc, gia cầm được tiêu thụ trên địa bàn. Toàn thành phố hiện có 730 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhưng trong số này chỉ có 8 cơ sở giết mổ quy mô công nghiệp; 57 cơ sở giết mổ quy mô bán công nghiệp; còn lại là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Trong số 730 cơ sở giết mổ, hiện cũng chỉ có 106 cơ sở được UBND cấp huyện cấp phép hoạt động, còn lại là các cơ sở chưa được cấp phép. Việc tồn tại các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ khiến công tác quản lý chất lượng thịt gia súc, gia cầm nói riêng, bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân trên địa bàn Hà Nội nói chung gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. 

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết, một trong những nguyên nhân khiến tình trạng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ hoạt động tự phát chưa được kiểm soát triệt để là do công tác kiểm tra, kiểm soát cơ sở, điểm, hộ giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều bất cập. Do đặc thù của hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm chủ yếu diễn ra vào ban đêm, trong khi lực lượng cán bộ thú y mỏng, cho nên gặp nhiều khó khăn trong kiểm soát các điểm giết mổ nhỏ lẻ. Mặt khác, việc chậm trễ xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung; vị trí cơ sở giết mổ không thuận tiện giao thông; cách thức tổ chức phân phối sản phẩm sau giết mổ chưa hợp lý, cũng như thói quen tiêu dùng của người dân... được xem là nguyên nhân vẫn tồn tại các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. 

Thành phố Hà Nội triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho việc đầu tư xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ tập trung, nhằm nâng cao chất lượng thực phẩm. Ảnh: VL. 

Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, để giải quyết bài toán giết mổ nhỏ lẻ, từ đầu năm 2020, UBND TP đã ban hành Quyết định số 761/QĐ-UBND phê duyệt mạng mưới các cơ sở giết mổ tập trung. Mục tiêu là đến năm 2030, toàn TP sẽ có 29 cơ sở giết mổ tập trung được xây dựng theo quy hoạch tại 14 huyện, thị xã. Mặc dù vậy, việc triển khai Quyết định số 761/QĐ-UBND thực tế còn nhiều khó khăn. Đến nay, trên địa bàn Hà Nội mới xây dựng được 12/29 cơ sở giết mổ tập trung theo quy hoạch.

Nhằm tăng cường quản lý, kiểm soát hoạt động giết mổ động vật, bảo đảm an toàn thực phẩm, dịch bệnh, Bộ NN&PTNT yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường công tác quản lý kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ động vật, bảo đảm vệ sinh thú y, trong đó ưu tiên kiện toàn hệ thống thú y cơ sở. Bộ đề nghị các địa phương rà soát, ban hành chính sách để kêu gọi, khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung; triệt để đưa các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, tự phát vào hoạt động giết mổ tại cơ sở tập trung; kiên quyết xử lý các cơ sở giết mổ không bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

Tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh, buôn bán, giết mổ, sơ chế, chế biến nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc tuân thủ và thực hành tốt quy trình giết mổ, sơ chế, chế biến để bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; ban hành chính sách đặc thù nhằm kêu gọi, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng dây chuyền giết mổ động vật treo, hiện đại.

Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất về thú y, an toàn thực phẩm đối với cơ sở giết mổ động vật; xử lý triệt để theo quy định pháp luật đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung không có giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. 

 

 

Thu Hương

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline