Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 05/05/2024 09:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 05/05/2024

Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ bền vững

Chủ nhật, 11/09/2022 11:09

TMO - Rừng phòng hộ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đảm bảo an ninh môi trường quốc gia, đồng thời cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương và đời sống cộng đồng sống gần rừng.

Quản lý bền vững rừng phòng hộ

Nghị quyết số 39-NQ/TW (ngày 15/1/2019) của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế đã chỉ rõ, thời gian tới phải tiếp tục nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và chất lượng rừng.

Các địa phương, đơn vị liên quan cần triển khai quyết liệt các giải pháp ngăn chặn tình trạng cháy rừng và chặt phá rừng; thống nhất thiết lập, quản lý hiệu quả hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Cần đẩy mạnh giao đất, giao rừng, nâng cao thu nhập và đời sống người làm lâm nghiệp... Theo đó, ngành lâm nghiệp và các địa phương có rừng trong cả nước đã tập trung mọi nguồn lực nhằm quản lý và phát triển rừng, trong đó có công tác quản lý bền vững rừng phòng hộ.

Người dân huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ngày càng nêu cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng.

Trên địa bàn tỉnh Lai Châu hiện có khoảng 440.000ha rừng tự nhiên. Việc thực hiện các chính sách đầu tư, hỗ trợ về bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả, đạt được nhiều thành tựu tích cực, góp phần bảo vệ, phát triển rừng bền vững, cải thiện đời sống những người làm nghề rừng, nhất là đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, biên giới. Nhờ vậy, diện tích rừng và tỷ lệ che phủ rừng tăng theo từng năm.

Tăng thu nhập cho người dân

Huyện Mường Tè là địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh Lai Châu với hơn 140.000ha. Từ các chương trình dự án của nhà nước hỗ trợ cũng như việc các cấp chính quyền huyện Mường Tè chú trọng khuyến khích người dân phát triển cây quế, đến nay huyện Mường Tè có trên 1.300ha quế được trồng, trong đó trên 1.200ha là nguồn vốn nhà nước hỗ trợ, trên 100ha là người dân tự trồng. Diện tích quế được trồng tập trung tại các xã vùng thấp của huyện như Vàng San, Nậm Khao, Can Hồ, Bum Tở và xã Mường Tè.

 Nhân dân bản Nậm Xả, xã Bum Tở chăm sóc cây quế.

Gia đình bà Tống Thị Kiều ở bản Bum, xã Bum Nưa, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu có 1,3 ha đất trồng quế. Trước đây, phần diện tích này gia đình bà Kiều chỉ trồng cây sắn, cây ngô và để cho bà con trong bản chăn thả gia súc.

Đầu năm 2017, được các cấp chính quyền huyện Mường Tè tuyên truyền về trồng rừng sản xuất với những chính sách hỗ trợ về giống, hỗ trợ tiền cho việc chuyển đổi đất, gia đình bà Kiều đã mạnh dạn tham gia chuyển sang trồng quế, nhờ tích cực chăm sóc cùng với khí hậu thổ nhưỡng phù hợp nên cây quế của gia đình bà phát triển tốt. Đến năm thứ 4 diện tích quế đã bắt đầu cho thu nhập từ việc tỉa cành, tỉa lá. Riêng trong năm 2021, từ tận thu lá, tỉa cành, tỉa cây bán đã cho gia đình bà Kiều thu nhập trên 30 triệu đồng.

 Từ năm thứ 4 cây quế đã cho thu nhập từ việc thu gom lá, tỉa cành, tỉa cây bán, trung bình ước tính đạt gần 40 triệu đồng 1ha/năm.

Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm của Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Tè được biết, về công tác trồng rừng, thanh toán tiền hỗ trợ công lao động năm thứ nhất trồng Quế, trồng rừng phòng hộ năm 2021 cho nhóm hộ và hộ nhận khoán trồng rừng tại các xã, thị trấn, tổng diện tích 410,67 ha, tổng tiền 1.030.188.365 đồng. Trong đó, tổng diện tích trồng Quế là 361,54 ha, số tiền: 587.502.500 đồng; Trồng rừng phòng hộ: 49,13 ha, số tiền: 442.685.865 đồng.

Trồng rừng mới được 842,6ha, trong đó trồng rừng phòng hộ 43,88ha (hộ gia đình 23,88ha, tổ chức doanh nghiệp 20,0ha), trồng rừng sản xuất 798,71ha, trong đó hộ gia đình 740,71ha, (nhà nước hỗ trợ 543.11ha, gia đình tự mua cây trồng 197,6ha); Tổ chức Doanh nghiệp 58ha.

Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Tè cũng xây dựng hồ sơ hỗ trợ trồng bổ sung diện tích trồng Quế theo đề án từ năm 2019 - 2020 trên địa bàn các xã, thị trấn là 339,50ha với  443.191 cây, trong đó năm 2019 là 173,04ha với 359.961 cây, năm 2020 là 166,46ha với 83.230 cây. Ngoài ra, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Tè tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng trồng trên địa bàn các xã, thị trấn được 2.378 ha. 

 Huyện Mường Tè có tổng diện tích tự nhiên gần 268.000ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên lên đến hơn 170.000ha. Đây cũng là huyện dẫn đầu tỉnh Lai Châu về diện tích rừng.  

Có thể thấy, sự đầu tư, hỗ trợ từ các chương trình, dự án cho công tác bảo vệ và phát triển rừng đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân trên địa bàn huyện Mường Tè. Nhận thức của người dân về công tác trồng rừng từng bước được nâng lên, về lâu dài sau khi rừng trồng thành rừng góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, nâng cao độ che phủ rừng, thu nhập của người dân được nâng lên từ hiệu quả kinh tế lâm nghiệp, ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc tham gia chăm sóc, bảo vệ phát triển rừng được nâng lên rõ rệt.

Ông Tống Văn Hoàn, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) huyện Mường Tè cho biết: Trong thời gian tới, Ban QLRPH huyện Mường Tè tiếp tục triển khai cán bộ xuống cơ sở tuyên truyền các văn bản liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển rừng, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng đến người dân; Tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác bảo vệ rừng thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đảm bảo kế hoạch.

Xây dựng hồ sơ nghiệm thu diện tích chi trả dịch vụ môi trường rừng, trồng rừng năm 2022 với các đối tượng nhận khoán trên địa bàn các xã, thị trấn; Chỉ đạo cán bộ xuống cơ sở hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc rừng trồng các năm trên địa bàn các xã, thị trấn; Triển khai nghiệm thu, phúc tra nghiệm thu kết quả trồng rừng năm 2022 trên địa bàn các xã, thị trấn.

Thanh toán tiền hỗ trợ trồng rừng cho các hộ tham gia đình, nhóm hộ trồng rừng năm 2022; Chuẩn bị hồ sơ, chứng từ cho công tác thanh toán tạm ứng tiền bảo vệ rừng thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2022; Rà soát, bổ sung phương án phòng cháy, chữa cháy rừng đối với diện tích rừng được giao quản lý mùa khô năm 2022-2023.

"Mấy năm gần đây, ý thức giữ rừng của người dân huyện Mường Tè đã được nâng lên rõ rệt. Thay vì chặt, phá rừng không thương tiếc để làm nương rẫy như trước đây, thì nay người dân trong huyện đã biết quý trọng rừng hơn, coi rừng như báu vật để mà bảo vệ. 

Động lực để bà con các dân tộc trong huyện chung tay giữ rừng, chính là nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Được hưởng lợi từ chính sách này, người dân các xã, bản trong huyện tích cực tham gia bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng. Có sự chăm sóc, bảo vệ của người dân, những cánh rừng trên địa bàn huyện như được hồi sinh, phát triển ngày càng xanh tốt". ông Tống Văn Hoàn – Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Tè cho biết.

 

 

Thiên Trường 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline