Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 17:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Quản lý, bảo vệ rừng bằng công nghệ thông minh

Thứ sáu, 19/04/2024 05:04

TMO - Cùng với công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân, tỉnh Lâm Đồng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông minh với thiết bị bay Flycam để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại các địa phương. 

Tỉnh Lâm Đồng hiện có tổng diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp gần 600.000 ha, chiếm gần 61% diện tích tự nhiên. Trong đó, rừng tự nhiên chiếm gần 455.870 ha, rừng trồng  gần 84.240 ha. Tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh năm 2023 đạt 54,37%. Đặc biệt có khoảng 30.000 hộ dân nông thôn đang được hưởng lợi trực tiếp từ kinh tế rừng thông qua các chính sách giao khoán bảo vệ rừng, khoán trồng rừng như Chương trình 30a, 135, chi trả dịch vụ môi trường rừng…Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong quản lý, giám sát tài nguyên rừng tại tỉnh Lâm Đồng để giảm sức người, tăng độ nhanh chóng chính xác là điều cần thiết.

Chính vì vậy, trong thời gian qua, các máy móc, trang thiết bị công nghệ phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn Lâm Đồng đã được tăng cường, như máy định vị, xe máy, đặc biệt là Flycam được quan tâm đầu tư đã góp phần giảm áp lực, tăng hiệu quả trong công tác tuần tra bảo vệ rừng. Flycam đã giúp ban quản lý rừng tại tỉnh Lâm Đồng phát huy được hiệu quả khi sử dụng theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên diện rộng, ở các địa hình hiểm trở, vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận, tiết kiệm được thời gian, sức lao động cho công chức khi thực hiện nhiệm vụ.

Đơn cử như tại TP.Đà Lạt, Ban Quản lý rừng Lâm Viên đã đẩy mạnh ứng dụng Flycam trong công tác bảo vệ quản lý rừng. Theo Ban Quản lý rừng Lâm Viên, đơn vị này mới bắt đầu sử dụng thiết bị Flycam do UBND TP.Đà Lạt trang bị nhằm kịp thời quay phim, chụp, lưu và xử lý hình ảnh góp phần thực hiện có hiệu quả công tác quản lý bảo vệ cũng như phòng cháy chữa cháy diện tích đất rừng và đất lâm nghiệp mà Ban Quản lý rừng Lâm Viên đang được giao quản lý bảo vệ.

Để sử dụng thiết bị Flycam thành thạo, Ban Quản lý rừng Lâm Viên đã triển khai tập huấn kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức thuộc đơn vị. Buổi tập huấn giới thiệu tổng quan về thiết bị; điều khiển, sử dụng thiết bị bay và lập kế hoạch bay (thiết lập bay thủ công và tự động); thu thập, ghép xử lý ảnh qua ứng dụng từ trên cao; hướng dẫn xử lý tình huống khẩn cấp; thực hành điều khiển thiết bị bay tại hiện trường, xử lý các tình huống khẩn cấp có thể gặp phải…Thông qua sử dụng thiết bị Flycam, Ban Quản lý rừng Lâm Viên đã giảm bớt áp lực số lượng nhân lực, vật lực trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

Sử dụng flycam trong công tác quản lý rừng ở Đà Lạt. (Ảnh: TN).

Hay tại khu rừng thuộc Ban Quản lý Rừng phòng hộ (QLRPH) Đại Ninh, cán bộ kiểm lâm của Ban QLRPH Đại Ninh cũng đã sử dụng thiết bị Flycam để theo dõi diễn biến rừng vào mùa khô và quan sát diện tích rừng đơn vị giao khoán cho các hộ dân tại đây. Flycam gọn nhẹ, được trang bị camera có độ phân giải tốt, truyền tải hình ảnh trực tiếp và rõ nét. Bán kính quan sát rộng nên các cán bộ kiểm lâm có thể quan sát cả một cánh rừng rất rộng từ trên cao; hình ảnh được sao lưu, có thể bung lớn hơn, bay thấp xuống nơi có nghi ngờ và trực tiếp lưu vào thẻ nhớ, cũng có thể chụp hoặc quay lại bằng video và mang về đơn vị để làm tư liệu phân tích kỹ hơn. Thậm chí, thông qua hình ảnh thu được, cán bộ kiểm lâm có thể xác định được cả vị trí từ dữ liệu GPS trên thiết bị.

Thiết bị bay Flycam, chỉ cần bay từ 10 phút đến nửa tiếng là đã có thể bao quát toàn bộ diện tích hàng chục ha rừng cần tuần tra; đồng thời giúp đơn vị thuận lợi hơn trong phát hiện, xử lý các vụ vi phạm, lấn chiếm rừng, các biến động rừng và hỗ trợ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Trong khi đó trước đây lực lượng bảo vệ rừng thực hiện việc tuần tra rừng bằng hình thức đi bộ xuyên rừng. Có những địa bàn phải đi mất nhiều ngày đêm, lực lượng bảo vệ phải tổ chức ăn ngủ trong rừng vì địa hình xa xôi, hiểm trở. Từ khi được trang bị flycam, lực lượng bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có thể sử dụng thiết bị này để tuần tra, kiểm tra rừng thường xuyên hơn.

Nhận thấy hiệu quả to lớn từ flycam trong quản lý, bảo vệ rừng mang lại, năm 2020 UBND tỉnh Lâm Đồng có Đề án 1836 (Đề án Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khôi phục và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030) về đầu tư mua sắm Flycam cấp phát cho lực lượng Kiểm lâm, các đơn vị quản lý rừng và chủ rừng, nhờ đó góp phần quản lý tốt hơn diện tích rừng hiện có trên địa bàn tỉnh. 

Qua 4 năm triển khai Đề án 1836, các đơn vị quản lý, bảo vệ rừng nhận thấy việc sử dụng Flycam, máy định vị GPS trong các hoạt động về lâm nghiệp phát huy được hiệu quả khi sử dụng theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên diện rộng, ở các địa hình hiểm trở, vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận, tiết kiệm được thời gian, sức lao động cho công chức khi thực hiện nhiệm vụ.

Tính đến nay, có 23 đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng trên toàn tỉnh Lâm Đồng đã được trang bị 38 thiết bị Flycam; 9 huyện, TP.Đà Lạt và Bảo Lộc, trừ Di Linh, Đạ Huoai và Cát Tiên đã đầu tư và đưa vào hoạt động hệ thống cammera tầm cao để hỗ trợ công tác quản lý bảo vệ rừng. Nhờ vậy, sau hơn 3 năm tổ chức triển khai Đề án tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp; khôi phục và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng, công tác quản lý bảo vệ rừng được tăng cường và đã có những chuyển biến tích cực. Số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, diện tích rừng bị thiệt hại mỗi năm giảm trên 20% so với các năm trước.

 

 

Hà Vy

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline