Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 17:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Phục hồi hệ sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim

Thứ sáu, 25/10/2024 12:10

TMO - Vườn Quốc gia Tràm Chim (thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) được công nhận là Khu Ramsar thứ 2000 của thế giới và là Ramsar thứ 4 của Việt Nam vào năm 2012. Vào tháng 6/2024, VQG Tràm Chim bị cháy, tuy nhiên hiện nay hệ sinh thái của Vườn đang dần phục hồi và trở lại màu xanh vốn có.

Vườn quốc gia Tràm Chim được thành lập năm 1998 với mục tiêu bảo tồn hình mẫu của hệ sinh thái vùng Đồng Tháp Mười nguyên sơ. Nằm trong vùng ngập lũ của sông Cửu Long, Đồng Tháp Mười là một hệ sinh thái ngập theo mùa - ẩm và ngập trong mùa mưa và khô ráo trong mùa khô. Huyện Tam Nông có diện tích tự nhiên hơn 47.426 ha, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và thủy sản. Tam Nông có một thị trấn và 11 xã, trong đó, vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim nằm trong địa giới hành chính của năm xã và một thị trấn, cũng là nơi cư trú của hơn 46.000 người, chiếm tỷ lệ xấp xỉ 46,7% dân số toàn huyện.

Trước đó, vào tháng 6/2024, Vườn quốc gia Tràm Chim đã xảy ra vụ cháy rừng tràm tại phân khu A1 của Vườn Quốc gia Tràm Chim ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp với diện tích cháy 20,4 ha, trong đó cháy dưới tán là 18,2 ha, đồng cỏ 1,84 ha. Hiện tại khu vực bị cháy đang phục hồi khá tốt, nhiều chồi non trên thân tràm đang phát triển, khả năng phục hồi tán rừng tính đến thời điểm khảo sát khoảng 11,43%. Bên cạnh đó, khu vực rừng bị cháy đã xuất hiện tái sinh hạt, mật độ dày, cây tái sinh hiện đang còn nhỏ.

Cùng với đó, Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp đã có chuyến đi khảo sát để nắm tình hình phục hồi sinh thái khu vực cháy rừng tại phân khu A1 Vườn quốc gia Tràm Chim và ghi nhận rừng phục hồi sau vụ cháy cách đây vài tháng, đồng thời chỉ đạo địa phương, Sở NN&PTNT và Ban quản lý Vườn quốc gia Tràm Chim tiếp tục theo dõi, đánh giá khả năng phục hồi rừng, nghiên cứu giảm lượng nước để việc tái sinh rừng tràm nhanh hơn.

Song song đó cần thực hiện tốt công tác phối hợp kiểm soát người ra vào vườn, không cho người dân vào săn bắt hay chăn thả gia súc, gia cầm trái phép vào rừng. Ban quản lý Vườn quốc gia Tràm Chim đang thực hiện Dự án Hạ tầng phục vụ chương trình phục hồi và phát triển đàn sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim.

Theo đó, hiện đã hoàn thành các công trình: Chuồng phục vụ nuôi 2 cá thể sếu trưởng thành, chuồng nuôi sếu non (từ 6 tháng tuổi), các chuồng ghép đôi cá thể sếu. Đội ngũ kỹ thuật chăm sóc sếu đã chuẩn bị sẵn sàng. Vườn quốc gia đã phối hợp với Thảo Cầm Viên Sài Gòn và các đơn vị chuyên môn hoàn thiện danh mục thiết bị, nguồn thức ăn, thuốc thú y cần thiết cho việc nuôi dưỡng sếu đầu đỏ.

Vườn quốc gia Tràm Chim. (Ảnh minh hoạ). 

Qua khảo sát, Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp đề nghị, Vườn quốc gia Tràm Chim nghiên cứu bổ sung khu vực trưng bày, giới thiệu một số loài thực vật làm thức ăn chính cho sếu, điển hình như củ năn. Cùng với đó, yêu cầu huyện Tam Nông quan tâm phát triển sản phẩm khởi nghiệp từ cây năn, vừa khai thác giá trị gia tăng, đồng thời tạo ra sản phẩm phục vụ khách tham quan, du lịch khi đến tham quan Vườn quốc gia Tràm Chim.

Thông tin từ Lãnh đạo Trung tâm bảo tồn Vườn quốc gia Tràm Chim, thông thường phải mất từ 3 tháng trở lên mới có thể đánh giá được sự phục hồi của hệ sinh thái một cách cụ thể và chính xác nhất. Tuy nhiên, khoảng hơn 1 tháng sau khi vụ cháy rừng xảy ra, khu vực rừng tràm và thảm thực vật bị ảnh hưởng do sự cố cháy rừng tại phân khu A1 có sự phục hồi rất tích cực.

Những khu vực rừng tràm bị cháy dưới tán gần như phục hồi 100%. Riêng những khu vực rừng tràm bị cháy nặng, cây có sự phục hồi từ 10 - 30%; tại những khu vực đồng cỏ, hệ sinh thái có sự phục hồi trên 50%. Đặc biệt, thời tiết phù hợp đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái sinh từ hạt của các loài thực vật tại đây.

Hiện có rất nhiều cây tràm non đang nảy mầm tại các khu vực rừng bị cháy. Đây cũng là tín hiệu tích cực cho thấy hệ sinh thái có dấu hiệu phục hồi và chuyển mình rất tốt. Đơn vị sẽ tiếp tục khảo sát và đánh giá cụ thể hơn để đưa ra những giải pháp bảo tồn hệ sinh thái bền vững trong thời gian tới...

Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp nhận định, diện tích rừng tràm bị cháy không phải thiệt hại hoàn toàn, do cây tràm chịu nhiệt cao và có sức sống mạnh, nên vẫn có những khu vực sẽ hồi phục lại. Tuy nhiên, với những cây bị cháy hoàn toàn Ban quản lý vườn phải thực hiện trồng lại để khôi phục hệ sinh thái ban đầu.

Bên cạnh đó, để bảo vệ, bảo tồn Vườn quốc gia Tràm Chim, trong thời gian tới, lực lượng chức năng cũng được yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, quản lý quanh VQG, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho người dân.

 

Thuỳ Minh

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline