Hotline: 0941068156

Thứ ba, 06/05/2025 01:05

Tin nóng

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

Thứ ba, 06/05/2025

Phục hồi đa dạng sinh học ở ASEAN cần hoạt động hợp tác mạnh mẽ

Thứ ba, 15/03/2022 21:03

TMO - Chủ đề ASEAN năm 2022 là “ASEAN hành động cùng ứng phó các thách thức”. Điều này nhấn mạnh việc phục hồi đa dạng sinh học cần những hoạt động hợp tác mạnh mẽ giữa các bên liên quan của 10 nước thành viên ASEAN.

Các nghiên cứu cho thấy: Khoảng 20% các loài động, thực vật có xương sống trên hành tinh chỉ được tìm thấy ở khu vực thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mà không có nơi nào khác trên thế giới có được. ASEAN là khu vực có 4 điểm nóng về đa dạng sinh học, có mức độ đa dạng và phong phú về loại và tính đặc hữu rất cao. Hiện con số này có thể tiếp tục tăng lên. 

Theo đó, các ngành nông nghiệp và nghề trồng hoa tại ASEAN đang ngày càng phát triển nhờ vào gần 5.000 loài cây trồng quan trọng về kinh tế, trong đó có cây lương thực, cây thuốc và cây cảnh, tre, gỗ, cũng như nhiều loại cây khác. Sự xuất hiện của nhiều loài chính đã góp phần quan trọng vào sự phát triển trên, đặc biệt phải kể đến các loài thụ phấn và phân tán hạt giống, giúp khu vực này có thể nhân giống và mở rộng lớp phủ thực vật một cách tự nhiên.

Ngoài ra, động vật hoang dã bản địa cũng góp phần quan trọng cho bản sắc và văn hóa ASEAN. Mối liên hệ mật thiết của khu vực với thiên nhiên đã truyền cảm hứng cho sự hiểu biết chung về trách nhiệm chung.

Ảnh minh họa 

Tuy vậy, các loài quan trọng này và môi trường sống của chúng phải chịu áp lực lớn do các mối đe dọa ô nhiễm và săn bắt gia tăng. Theo báo cáo hợp tác năm 2019 về Chấm dứt các loài tuyệt chủng trong khu vực ASEAN, nhiều loài ở đây đang bị đe dọa hơn so với các khu vực khác là cảnh báo từ Báo cáo do Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN (ACB) và Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên của Ủy ban Hành động vì các loài châu Á (ASAP) thực hiện.

Báo cáo trên cũng cho thấy, các quốc gia đang thực hiện các sáng kiến để cứu động vật hoang dã. Tuy vậy, trên hết, vẫn cần bảo tồn khoảng 45% các loài động vật có xương sống ở đất liền và trong môi trường nước ngọt ở Đông Nam Á. Đồng thời, cần tăng cường nỗ lực nhằm ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài quan trọng này, từ đó đảm bảo hợp tác xuyên ngành và xuyên biên giới.

Để bảo vệ đa dạng sinh học của ASEAN, cần xây dựng chiến lược bảo vệ các hệ sinh thái đóng vai trò là nơi cư trú của động vật hoang dã. Chiến lược này sẽ bao gồm việc đảm bảo quản lý và điều hành hiệu quả các khu vực bảo tồn mà Chương trình Vườn Di sản ASEAN (AHP) đang thực hiện. Bên cạnh đó, cần tăng cường hơn nữa luật pháp, đặc biệt là buôn bán động vật hoang dã và thực hiện Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).

Tuy nhiên, việc bảo vệ các loài động vật hoang dã quan trọng đòi hỏi sự đầu tư và nghiên cứu sâu về bảo vệ thực địa, chống buôn bán động vật hoang dã, cũng như giảm nhu cầu đối với các sản phẩm từ động vật hoang dã.

 

Hữu Thi

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline