Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 19:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Phú Yên: Trên 14.500 ha cây sắn mắc bệnh khảm lá

Chủ nhật, 04/09/2022 19:09

TMO - Bệnh khảm lá virus xảy ra trên các giống sắn: KM419, KM98-5, KM440, KM94, KM140… Tỷ lệ bệnh phát sinh gây hại từ 5 - 100%/cây. Diện tích sắn bị nhiễm bệnh nhẹ là 430 ha, diện tích nhiễm bệnh trung bình 5.900 ha, diện tích nhiễm bệnh nặng 8.200 ha.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên, niên vụ sắn 2022 - 2023, nông dân tỉnh Phú Yên đã trồng 25.191 ha sắn nhưng hiện nay, bệnh khảm lá virus đang phát sinh gây hại trên 57% diện tích, ở giai đoạn sắn phát triển thân lá và tích lũy bột.

(Ảnh minh hoạ)

Bệnh khảm lá virus gây hại trên cây sắn tập trung ở các huyện: Sông Hinh, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Tây Hòa, Phú Hòa và Tuy An; trong đó, huyện Sông Hinh có diện tích sắn bị nhiễm bệnh khảm lá virus nhiều nhất với 5.700 ha (tỷ lệ nhiễm bệnh từ 6 - 50%/cây). Tiếp đến là huyện Đồng Xuân với diện tích sắn nhiễm bệnh là 4.200 ha (tỷ lệ nhiễm bệnh 5 - 50%/cây), huyện Sơn Hòa 3.030 ha, huyện Tây Hòa 1.400 ha, huyện Phú Hòa 100 ha, huyện Tuy An 100 ha..., bệnh khảm lá virus trên cây sắn ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch và hàm lượng tinh bột trong củ sắn tùy theo mức độ và thời gian nhiễm bệnh. Bệnh do virus gây ra, hiện chưa có thuốc phòng trừ nên Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây sắn và phòng trừ các loại sâu bọ là trung gian gây bệnh.

Đặc biệt, giải pháp quan trọng nhất để loại trừ hoàn toàn bệnh khảm lá virus trên cây sắn là sử dụng các giống sắn mới chưa nhiễm bệnh để thay thế cho các giống sắn đã nhiễm bệnh. Hiện nay, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên đang tham mưu cho UBND tỉnh khảo nghiệm một số giống sắn kháng bệnh khảm lá virus để nhân rộng cho người dân trồng, đồng thời khuyến cáo người dân tuyệt đối không trồng giống sắn HL-S11 nhiễm bệnh nặng, sử dụng các giống ít nhiễm bệnh để thay thế; khi phát hiện bệnh khảm lá virus trên cây sắn phải áp dụng chặt chẽ quy trình kỹ thuật phòng trừ của Cục Bảo vệ thực vật; không được vận chuyển thân, lá sắn ra khỏi vùng nhiễm bệnh; không lấy giống từ những khu vực bị nhiễm bệnh đề trồng trên diện tích mới. 

 

 

Hoài An

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline