Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 02/02/2025 13:02

Tin nóng

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Chủ nhật, 02/02/2025

Phú Thọ: Chú trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc trưng

Thứ sáu, 13/12/2024 06:12

TMO - Với mục tiêu phát huy lợi thế, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, xã Văn Miếu (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) đã đẩy mạnh khai thác các tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng. Góp phần xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản, nâng cao giá trị của các sản phẩm trên thị trường.

Theo báo cáo tại Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của tỉnh Phú Thọ, tính đến hết tháng 10 năm 2024, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của Phú Thọ tăng trưởng khá; công nghiệp, xuất khẩu tăng trưởng cao, là điểm sáng trong bức tranh kinh tế chung của địa phương; hoạt động thương mại, dịch vụ duy trì đà phục hồi, đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa, giá cả ổn định đáp ứng nhu cầu của người dân.

Phú Thọ xác định việc thúc đẩy phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc thù của địa phương góp phần tạo đột phá về phát triển kinh tế. Do đó chính quyền địa phương đã  chủ động đề ra các giải pháp, trong đó chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Đơn cử tại xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ), địa phương này đã chú trọng phát triển nông nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tới các địa phương trong và ngoài tỉnh. Được biết, xã Văn Miếu hiện có trên 1.900 hộ, hơn 8.000 nhân khẩu với 3 dân tộc Mường, Dao, Kinh cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm 75%. Toàn xã có trên 80% hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

 Để thay đổi thói quen canh tác truyền thống, nhỏ lẻ, không tập trung, hiệu quả kinh tế thấp, Đảng uỷ, chính quyền xã đã xây dựng kế hoạch, quy hoạch lại sản xuất với các mục tiêu: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, tập trung chăn nuôi đại gia súc, trồng cây lấy gỗ và cây nguyên liệu giấy, khuyến khích người dân trồng mới, trồng chuyển hóa cây gỗ lớn để tăng năng suất, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất.

Đồng thời phát huy nội lực, tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, thành lập các tổ liên kết quảng bá, phát triển các sản phẩm đặc trưng tại địa phương. Nhằm tuyên truyền, quảng bá và tiêu thụ các sản phẩm đặc sản xứ Mường, giúp tăng nguồn thu cho hội viên, tháng 10/2021, Hội Phụ nữ xã đã thành lập Tổ liên kết “Giới thiệu, quảng bá đặc sản xứ Mường” với 5 thành viên.

Các sản phẩm được trồng, chăm sóc hoặc được chế biến theo công thức truyền thống của người Mường. Vừa lựa chọn các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng vừa tìm kiếm, phát triển các sản phẩm mới trên cơ sở nhu cầu thị trường, Tổ liên kết hiện đang giới thiệu và bán các sản phẩm địa phương gồm: Măng giang muối chua, rau sắn muối chua, măng ớt, chè khô, măng khô, củ cải, gà đồi, gạo nếp, trái cây...Theo chia sẻ của một số người dân, nhờ một số bí quyết riêng trong quá trình chế biến, mặc dù mới phát triển thành hàng hóa nhưng các sản phẩm của Tổ liên kết đã nhanh chóng được mọi người biết đến, ưa chuộng, thu nhập của các hộ thành viên nhờ đó cũng được nâng lên, từng bước phát triển ổn định.

Hiện mỗi năm, Tổ liên kết có doanh thu gần 400 triệu đồng. Hiện nay, Văn Miếu là một trong những xã có diện tích chè thu hái của hộ ổn định với khoảng 270ha. Xã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán canh tác; tạo điều kiện cho Nhân dân được tham gia các lớp tập huấn về phòng trừ sâu bệnh, thâm canh chè.

Để nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm, từ canh tác chè theo lối truyền thống, người dân có sự thay đổi rõ nét cả về tư duy và phương thức canh tác theo hướng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chè an toàn. Các hộ làm nghề đã tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới với nhiều máy móc hiện đại như máy vò, máy quay, máy hút chân không...

Sản xuất chè theo hướng hiện đại hoá mang lại năng suất cao hơn cho người dân. (Ảnh minh hoạ). 

Trung bình 1ha sản xuất theo quy trình an toàn, cho thu nhập gấp 2 lần so với sản xuất chè truyền thống, sản phẩm chè đa dạng, đáp ứng thị hiếu khách hàng. Cùng với chỉ đạo phát triển trồng chè kết hợp với chè chế biến, xã luôn chú trọng công tác khuyến nông, mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho người dân; xây dựng các mô hình mẫu, hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua chỉ đạo gieo cấy đúng khung lịch thời vụ, cung ứng giống, phân bón, hỗ trợ vốn giúp hộ nghèo nuôi bò sinh sản, nuôi ong lấy mật.

Đặc biệt, làm tốt công tác thuỷ lợi, đảm bảo tưới tiêu cho diện tích đất canh tác, tích cực phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhiều mô hình kinh tế tổng hợp trồng rừng, trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi... cho thu nhập từ 100-200 triệu đồng/năm được nhân rộng các khu dân cư. Lãnh đạo UBND xã Văn Miếu cho biết, nhờ vận dụng sáng tạo trong chỉ đạo phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh; chú trọng quảng bá các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc trưng của địa phương đã góp phần tích cực phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

Đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã không ngừng được nâng cao. Đến nay, xã Văn Miếu đạt 15/19 tiêu chí nông thôn mới, 8/14 khu dân cư nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 40 triệu đồng/năm, hộ nghèo toàn xã giảm 0,4%.

Để thúc đẩy phát triển ngành nông thôn trên địa bàn, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Kế hoạch số 4362/KH-UBND ngày 6/11/2023 về việc thực hiện chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Phú Thọ đến năm 20230, tầm nhìn đến năm 2045.

Mục tiêu chung là phát triển ngành nghề nông thôn bền vững, khai thác phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế gắn với đổi mới sáng tạo, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân; góp phần bảo vệ môi trường, tôn tạo, giữ gìn cảnh quan, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; phát triển kinh tế nông thôn gắn với mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh…

Để đưa nông nghiệp của tỉnh Phú thọ phát triển theo hướng chất lượng, hiệu quả và bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ trong thời gian tiếp theo cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, từng bước nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

 

 

Nguyễn Thao

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline