Hotline: 0941068156

Thứ tư, 04/12/2024 15:12

Tin nóng

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Thứ tư, 04/12/2024

Phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi trong mùa mưa bão

Thứ hai, 26/08/2024 14:08

TMO - Hiện nay, thời tiết đang vào mùa mưa bão, đây là thời điểm các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi có nguy cơ bùng phát và gây thiệt hại lớn cho các hộ nuôi. Tỉnh Thái Nguyên xác định, công tác phòng, chống, chăm sóc, bảo vệ cho vật nuôi trong thời gian này là nhiệm vụ quan trọng cần được đẩy mạnh triển khai.

Bước vào mùa mưa bão, tình hình thời tiết diễn biến bất thường, môi trường chăn nuôi dễ bị thay đổi đột ngột, xuất hiện mầm bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động này. Vì vậy, ngành Nông nghiệp và các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã triển khai các biện pháp nhằm sẵn sàng ứng phó khi có mưa bão xảy ra, đảm bảo an toàn vùng nuôi, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế.  

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên, toàn tỉnh có khoảng 95.000 con trâu, bò, 600.000 con lợn và 16 triệu con gia cầm; chăn nuôi quy mô trang trại chiếm 43% trong tổng đàn gia súc, gia cầm. Chất lượng đàn gia súc, gia cầm được nâng cao, tỷ lệ đàn lợn ngoại, lợn lai có năng suất, chất lượng cao đạt 76% trong tổng đàn; đàn bò lai Zebu và các giống bò chất lượng cao đạt 68% trở lên; đàn gà lông màu có chất lượng đạt 86% trong tổng đàn  Chăn nuôi chiếm vị trí quan trọng, mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân trong tỉnh. Vì vậy, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm luôn là nhiệm vụ quan trọng của các cấp, ngành chức năng và người chăn nuôi. 

Trong điều kiện thời tiết bất thường như hiện nay, nhất là khi xảy ra mưa lũ, không chỉ có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi tình trạng ngập úng, khan hiếm thức ăn, đàn vật nuôi còn dễ bị phát sinh dịch bệnh (bởi khi mưa to có thể gây ngập úng cục bộ hoặc ngập lụt trên diện rộng, tạo cơ hội phát tán mầm bệnh). Tỉnh Thái Nguyên vừa trải qua những đợt mưa lũ và phải chịu nhiều thiệt hại khá nặng nề. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 16 chuồng trại chăn nuôi bị ảnh hưởng, trên 3.000 con gia súc, gia cầm bị chết, lũ cuốn trôi. 

Thực tế, trên địa bàn tỉnh từ tháng 8 đến hết tháng 10 thường có các đợt mưa to kéo dài gây ngập úng cục bộ. Bởi vậy, hiện nay, tỉnh đang tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, không để dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tái bùng phát.

Theo hướng dẫn của Sở NN&PTNT tỉnh, đối với những vùng có nguy cơ ngập lụt: Không làm chuồng trại chăn nuôi gần bờ sông, bờ suối, ta luy cao để tránh lũ ống, lũ quét và sạt lở đất. Chủ động nâng cao nền chuồng, làm chuồng tránh lũ, làm rèm che chắn để tránh mưa tạt, gió lùa. Thực hiện kiểm tra và gia cố vững chắc chuồng trại đề phòng bão, lũ. Nếu chuồng nuôi lợp bằng lá, tôn, fibro xi măng chưa kiên cố thì có thể giằng lên mái các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát, can nước để hạn chế tốc mái khi có gió lớn, bão xảy ra. 

Căn cứ vào số lượng, loại vật nuôi, lượng thức ăn tiêu thụ/ngày của cơ sở chăn nuôi để lập kế hoạch dự trữ thức ăn đầy đủ tối thiểu 15 ngày cho vật nuôi. Kiểm tra, khai thông hệ thống thoát nước của khu vực chuồng trại như hệ thống thoát nước thải, nước mưa, nơi chứa chất thải rắn nhằm hạn chế ô nhiễm khi mưa to hoặc ngập lụt. Dự trữ nước sạch, tu sửa máy bơm, hệ thống dẫn nước đảm bảo nguồn cung dự phòng kịp thời. 

Các hộ chăn nuôi cần đảm bảo công tác an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm ngay từ sớm, để hạn chế thiệt hại trước điều kiện thời tiết như mưa lũ gây phát sinh dịch bệnh. 

Đối với những vùng bị ngập lụt: Chuẩn bị sẵn phương án di dời vật nuôi lên những vùng đất cao bằng cách làm chuồng che chắn cẩn thận, dự trữ đầy đủ thức ăn và bảo quản thức ăn khô ráo, không bị ẩm mốc, cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi uống. Sử dụng máy phát điện dự phòng để cung cấp kịp thời khi mất điện lưới cho các lò ấp trứng giống để đảm bảo có con giống chất lượng để tái đàn.

Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh cho vật nuôi theo hướng dẫn của nhân viên thú y tại địa phương, đảm bảo tỷ lệ tiêm đạt trên 80% tổng đàn có mặt tại thời điểm tiêm phòng. Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng và nâng cao chất lượng khẩu phần ăn cho vật nuôi để tăng sức đề kháng. Kiểm đếm, đánh giá hiện trạng vật nuôi, xuất bán kịp thời khi đến tuổi, hoặc đến khối lượng xuất bán. Kiểm tra hoạt động của hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi như hố ủ phân, bể lắng, công trình biogas. Tăng cường công tác vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi, vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi; định kỳ phun sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi để phòng bệnh.

Trong và sau mưa bão, lũ lụt: Thường xuyên kiểm tra, theo dõi thời tiết, kiểm tra chuồng trại, điều kiện chăn nuôi và sức khỏe đàn vật nuôi để có phương án chăm sóc, hỗ trợ và di dời nếu cần thiết. Di dời đàn vật nuôi đến vị trí không bị úng ngập bằng các phương tiện vận chuyển như ghe, xuồng, bè... nhưng phải đảm bảo tuyệt đối đến tính mạng cho con người và sức khỏe của vật nuôi. Không tập trung, làm lán nuôi giữ vật nuôi trên đê, đường giao thông gây cản trở giao thông và ô nhiễm môi trường. Làm nhà tạm cho vật nuôi: Dựng lều bạt, lán trại và có phương án kiểm soát vật nuôi. Có giải pháp giữ ấm cho đàn vật nuôi trong điều kiện thời tiết mưa, lạnh kéo dài.

Công tác phòng chống dịch bệnh được nhấn mạnh với việc triển khai các giải pháp như: Lũ lụt làm cho mầm bệnh theo nước lũ phát tán đi khắp nơi. Lũ lụt càng lớn, quy mô càng rộng thì sự lan truyền mầm bệnh càng tăng, mức độ nguy cơ rủi ro càng cao. Mặt khác, khi di chuyển đàn vật nuôi tránh lũ sẽ đem theo các mầm bệnh từ nơi này tới nơi khác. Các khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh tẩy uế chuồng trại không được thực hiện tốt sẽ làm suy giảm đáng kể sức chống chịu bệnh tật ở vật nuôi, khiến cho các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, dịch tả, thương hàn… dễ lây lan và có nguy cơ bùng phát.

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, môi trường quang chuồng nuôi và dụng cụ chăn nuôi. Định kỳ 1 tuần 1 - 2 lần phun tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh bằng các chất sát trùng theo quy định và theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi nước rút đến đâu dọn vệ sinh, phun thuốc sát trùng, tiêu độc, diệt mầm bệnh đến đó.

Đối với những vật nuôi có nhu cầu vận chuyển từ nơi này qua nơi khác, cần thực hiện tốt quy trình vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển (nếu có) để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Đối với xác vật nuôi chết: Cách xử lý hiệu quả nhất là đốt xác vật chết (nếu có thể thực hiện), phun thuốc diệt côn trùng hoặc thuốc sát trùng hoặc tưới dầu hỏa lên xác động vật chết, chống các loài ăn thịt và côn trùng xâm nhập, đợi khi nước rút thì đem chôn lấp theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. 

Thực hiện tốt việc quản lý, chăm sóc đàn vật nuôi; tuyệt đối không chăn thả vật nuôi ở những khu vực bị ô nhiễm; chủ động triển khai công tác giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý trường hợp vật nuôi mắc bệnh, nghi mắc bệnh nguy hiểm như: Bệnh dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm, lở mồm long móng, viêm da nổi cục trâu bò, tai xanh ở lợn...Tuyên truyền, hướng dẫn chủ vật nuôi báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn thú y để điều tra, xử lý ổ dịch theo đúng quy định; không giết mổ, mua bán động vật ốm, chết, không vứt xác động vật chết do mắc bệnh ra ngoài môi trường.

Các hộ nuôi trồng thủy sản cần chủ động chuẩn bị lưới, đăng chắn, cọc tre để cắm khi nước tràn hoặc vỡ bờ tránh thất thoát cá nuôi (Ảnh minh họa). 

Cùng với hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm, đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã có văn bản hướng dẫn bà con thực hiện các biện pháp ứng phó với mưa lũ trong nuôi trồng thủy sản. Theo đó, đối với vùng nuôi cá trong ao, ngành Nông nghiệp khuyến cáo các hộ nuôi tiến hành thu hoạch thuỷ sản khi đạt kích cỡ thương phẩm. Đồng thời, bà con kiểm tra, tu bổ bờ ao và hệ thống xả tràn; chuẩn bị lưới, đăng chắn, cọc tre để cắm khi nước tràn hoặc vỡ bờ tránh thất thoát cá nuôi; khơi thông dòng chảy để việc thoát nước dễ dàng. 

Khi mưa lớn kéo dài, môi trường ao nuôi sẽ có những biến động đột ngột, các chất hữu cơ, độc tố tích tụ từ bờ xuống ao cá là những nguyên nhân làm cho cá dễ mẫn cảm với mầm bệnh, các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng…Do vậy, các hộ chăn nuôi nên bổ sung vitamin vào thức ăn cho cá để tăng cường sức đề kháng; chủ động xử lý môi trường nước bằng vôi bột, hóa chất theo đúng liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất để khử trùng nước ao nuôi, phòng bệnh cho thủy sản nuôi.

Còn đối với các hộ dân nuôi cá lồng trên sông, hồ, ngành chức năng khuyến cáo bà con kiểm tra lại lồng bè, gia cố hệ thống dây neo, phao lồng và di chuyển vào nơi có dòng chảy nhẹ để tránh mưa lũ làm hỏng lồng. Ở những nơi có dòng chảy lớn cần dùng tấm chắn, bạt che chắn phía trước lồng nuôi làm giảm dòng chảy trực tiếp vào lồng, ngăn chặn các các vật rắn, gỗ làm hư hỏng lồng gây thất thoát cá. Cùng với đó, các hộ nuôi trồngnên treo túi vôi trước dòng chảy để phòng bệnh cho cá, thường xuyên vệ sinh lồng sạch sẽ, thông thoáng để thoát nước, sơ tán dụng cụ, thiết bị, vật tư, thức ăn.../. 

 

 

Thu Hà

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline