Hotline: 0941068156

Thứ năm, 26/12/2024 16:12

Tin nóng

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

Thứ năm, 26/12/2024

Philippines: Nhiều đột phá trong phát triển năng lượng hạt nhân

Thứ ba, 10/12/2024 06:12

TMO - Thông tin từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Philippines đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong phát triển năng lượng hạt nhân, bao gồm: soạn thảo và thúc đẩy luật hạt nhân, hoàn thành đánh giá về phát triển nguồn nhân lực cũng như khung pháp lý…

Cụ thể IAEA vừa hoàn tất đợt đánh giá về tiến trình xây dựng chương trình năng lượng hạt nhân của Philippines, ghi nhận những tiến bộ đáng kể của quốc gia này trong việc phát triển cơ sở hạ tầng hạt nhân. Đoàn đánh giá của IAEA đã xem xét tiến độ thực hiện các khuyến nghị từ đợt Đánh giá Cơ sở Hạ tầng Hạt nhân Tích hợp (INIR) ban đầu năm 2018.

Việc đánh giá dựa trên tiêu chí Giai đoạn 1 của Phương pháp Mốc IAEA, nhằm xác định mức độ sẵn sàng của một quốc gia trong việc cam kết phát triển chương trình điện hạt nhân. Mehmet Ceyhan, trưởng đoàn đánh giá IAEA nhận xét, Philippines đã mở rộng thành phần Tổ chức Thực hiện Chương trình Năng lượng Hạt nhân lên 24 tổ chức, với tất cả các tiểu ban liên quan đang tích cực tham gia thực hiện các hoạt động liên quan.

Điều này cho thấy mức độ cam kết của Philippines trong việc tiến hành chương trình điện hạt nhân của họ. Theo IAEA, Philippines đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể, bao gồm: soạn thảo và thúc đẩy luật hạt nhân toàn diện tiến tới ban hành, hoàn thành đánh giá về phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển điện hạt nhân là điều cần thiết trong bối cảnh nguồn nhiên liệu hoá thạch đang ngày càng khan hiếm. (Ảnh minh hoạ: AFP). 

Bên cạnh đó những tiến bộ về khung pháp lý; bảo vệ phóng xạ; quản lý chất thải phóng xạ, tăng cường năng lực ứng phó khẩn cấp, xây dựng chính sách và chiến lược trong các lĩnh vực liên quan cũng được Philippines xây dựng và đang hoàn thiện.

Trước đó, Bộ Năng lượng Philippines đã công bố lộ trình phát triển năng lượng hạt nhân vào tháng 9/2024, với mục tiêu vận hành thương mại các nhà máy điện hạt nhân vào năm 2032. Công suất ban đầu dự kiến đạt ít nhất 1.200 megawatt (MW) và sẽ tăng dần lên 4.800 MW vào năm 2050. Mặc dù vậy, IAEA chỉ ra rằng Philippines cần tiếp tục hoàn thiện chiến lược điện hạt nhân, đặc biệt là các nghiên cứu về lưới điện, sự tham gia của ngành công nghiệp và luật pháp quốc gia.

Bộ trưởng Năng lượng Raphael P.M. Lotilla khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với IAEA, đánh giá khích lệ của IAEA phản ánh cam kết mạnh mẽ của chính phủ Philippines trong việc phát triển một chương trình điện hạt nhân vững mạnh. Đáng chú ý, Philippines và Mỹ vừa hoàn tất Văn kiện Định hướng về hợp tác năng lượng, tạo khuôn khổ cho việc triển khai các chương trình chung trong tương lai, bao gồm phát triển năng lượng tái tạo, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng truyền tải và thúc đẩy chuyển đổi năng lượng công bằng.

Từ sau Hội nghị COP26 về biến đổi khí hậu năm 2021, điện hạt nhân nhận được sự chú ý rõ rệt của các quốc gia. Nguồn năng lượng này được đánh giá là yếu tố thiết yếu trong chiến lược khử carbon của thế giới. Khi các nền kinh tế, đặc biệt tại châu Á, sử dụng nhiều than cho sản xuất điện để phục vụ tăng trưởng và đối phó thiếu hụt nhiên liệu, điện hạt nhân được cho là giải pháp khó có thể bỏ qua.

 

 

Thanh Tùng

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline