Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 05:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Phát triển vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh

Thứ ba, 26/12/2023 07:12

TMO - Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh hướng tới thu hẹp khoảng cách giữa sản xuất trong nước và xuất khẩu là một trong những mục tiêu được đặt ra của ngành nông nghiệp đối với chăn nuôi.

Trong những năm gần đây, các bệnh truyền nhiễm trên đàn gia súc, gia cầm xảy ra nhiều, đã và đang gây thiệt hại lớn về kinh tế. Thậm chí, có những bệnh lây sang người như cúm gia cầm. Trước thực trạng đó, các cấp, các ngành đã có sự vào cuộc chủ động, tích cực, khiến các loại dịch bệnh cơ bản được giảm thiểu và khống chế. Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, việc phòng chống dịch bệnh trong năm 2023 đã được triển khai đồng bộ, toàn diện, trong đó có việc tiêm mở rộng các loại vacxin phòng nhiều bệnh, vacxin dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP). 

Cùng với đó, Cục Thú y đã chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát 6 chương trình, kế hoạch quốc gia về cúm gia cầm, bệnh DTLCP, bệnh lở mồm long móng, bệnh viêm da nổi cục, bệnh dại; tập huấn cho hơn 200 cán bộ thú y địa phương và các cơ sở chăn nuôi gia cầm tại 7 tỉnh Đông Nam bộ về xây dựng chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh trên gà để xuất khẩu.

Ngoài việc thành lập hơn 30 đoàn công tác đến địa phương, Cục Thú y còn phối hợp với CDC Hoa Kỳ và FAO Việt Nam giám sát bệnh cúm gia cầm, dại tại các tỉnh, thành phố; phối hợp với các đối tác quốc tế triển khai giám sát bệnh nhiệt thán và bệnh sảy thai truyền nhiễm trên gia súc; phối hợp Bộ Y tế, các tổ chức WHO, FAO, CDC Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo Đánh giá nguy cơ các bệnh truyền lây từ động vật sang người tại Phú Thọ.

Hiện cả nước có 3.940 cơ sở/vùng được chứng nhận an toàn dịch bệnh tại 57 tỉnh, thành phố. 

Đến nay, cả nước có 3.940 cơ sở/vùng được chứng nhận an toàn dịch bệnh tại 57 tỉnh, thành phố. Trong đó, 1.401 chứng nhận được cấp cho cơ sở chăn nuôi gia cầm, số còn lại được cấp cho cơ sở chăn nuôi gia súc và chó, mèo. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản cũng được đẩy mạnh. Diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh năm 2023 là 6.731ha, giảm 4,2% so với cùng kỳ. Diện tích nuôi cá tra bị thiệt hại khoảng 435ha, giảm 14,4%. Ngoài ra, Cục tích cực quản lý thuốc thú y, đặc biệt là vacxin DTLCP. Hiện số lượng vacxin được sản xuất vào khoảng 4,5 triệu liều và 300.000 liều đã được xuất khẩu.

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh là lộ trình đã được đã xây dựng trong nhiều năm qua và đã có kết quả nhất định. Hiện nay chúng ta đã có các sản phẩm được xuất khẩu đi các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… Tuy nhiên, vấn đề là duy trì và mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh vẫn đang là bài toán cần có giải pháp. Để mở rộng được vùng an toàn dịch bệnh thì phải nhận thức được đúng nhu cầu muốn xuất khẩu thì phải có vùng an toàn dịch bệnh. Muốn xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh phải có tiêu chí rõ ràng.

Tây Ninh là một trong nhiều địa phương trên cả nước đẩy mạnh phát triển, mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, chăn nuôi an toàn sinh học là việc thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, vệ sinh thú y nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào các cơ sở chăn nuôi và tiêu diệt mầm bệnh tồn tại ở bên trong; không để mầm bệnh lây lan giữa các khu vực chăn nuôi; và đây là giải pháp tối ưu để phát triển chăn nuôi bền vững.

Năm 2023, đàn gia cầm của tỉnh có khoảng 9 triệu con, sản lượng thịt đạt 49.000 tấn. Cơ cấu chăn nuôi tiếp tục chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô trang trại tập trung hướng chăn nuôi an toàn sinh học. Tỉnh hiện có 107 trang trại chăn nuôi gia cầm (76 trang trại gà và 31 trang trại vịt) với tổng đàn 6,4 triệu con, tăng 40,8% số trang trại chăn nuôi gia cầm so với năm 2017. Trong đó, có 73 cơ sở chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận VietGAHP; có một vùng thuộc huyện Dương Minh Châu và sáu cơ sở cấp xã thuộc huyện Gò Dầu an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và Newcastle trên gà; 74 cơ sở chăn nuôi khác được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh.

Tây Ninh xác định xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật là quan trọng trong triển khai thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi. Dự kiến đến năm 2025, tỉnh hoàn thành xây dựng thêm vùng an toàn dịch bệnh (cúm gia cầm và Newcastle) trên gà tại hai huyện Tân Biên và Tân Châu. 

Tây Ninh xác định xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật là quan trọng trong triển khai thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi. 

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng và ban hành tiêu chí này tập trung đầu tiên ở vùng Đông Nam Bộ, bởi đây là vùng có quy mô về chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi lợn rất lớn. Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh có những khó khăn thách thức: Chăn nuôi của còn nhỏ lẻ manh mún, chăn nuôi theo hệ thống tự nhiên, chuồng hở nên quản lý an toàn dịch bệnh còn là bài toán khó. Bên cạnh đó tỷ lệ tiêm vaccine chúng ta vẫn chưa đạt, quy mô nhỏ lẻ lại còn phân tán. Đặc biệt là nhận thức của người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn những hạn chế.

Từ nay đến cuối năm và các tháng đầu năm 2024, do thời tiết diễn biến phức tạp, nhu cầu vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tăng cao phục vụ thị trường Tết Nguyên đán, để bảo đảm nguồn cung thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các đơn vị phối hợp với địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân tích cực, chủ động tham gia xây dựng vùng an toàn dịch bệnh.  Cùng với đó, ngành Thú y cần tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép qua biên giới.

Hiện nay, tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ ở Việt Nam còn khá lớn nên cần định hướng tăng số lượng điểm giết mổ tập trung thông qua phát triển chăn nuôi trang trại, quy mô lớn. Ngoài ra, kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2030 cần được chú trọng, đặc biệt là vấn đề kháng kháng sinh; cần kiện toàn, tăng cường năng lực thú y các cấp để bảo đảm nguồn lực phòng, chống dịch bệnh động vật; thành lập các đoàn công tác đến các địa phương trọng điểm về chăn nuôi, dịch bệnh để tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật...

 

 

Đức Bình

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline