Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 02:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Phát triển sản phẩm OCOP, gia tăng giá trị nông sản của địa phương

Thứ bảy, 15/10/2022 05:10

TMO - Thành phố Cần Thơ đang tập trung phát triển cho các sản phẩm chủ lực, có lợi thế của địa phương, thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP của thành phố, qua đó thúc đẩy sản xuất và nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản trên địa bàn tỉnh. 

Mới đây, Hội đồng đánh giá và xếp hạng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thành phố Cần Thơ đã xếp hạng lần 2 cho 18 sản phẩm OCOP của 12 chủ thể. Theo đó, 18 sản phẩm của các địa phương được đề xuất tham gia đề nghị đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP gồm 6 sản phẩm của quận Thốt Nốt ; 7 sản phẩm của huyện Cờ Đỏ và 5 sản phẩm của huyện Vĩnh Thạnh.

Từ khi chương trình OCOP được triển khai rộng khắp vào năm 2018, đến nay thành phố Cần Thơ có 92 sản phẩm OCOP cấp tỉnh; trong đó, 58 sản phẩm được công nhận 4 sao và 34 sản phẩm được công nhận 3 sao, quận Ninh Kiều và Thốt Nốt là hai địa phương có nhiều sản phẩm OCOP được công nhận, xếp hạng.

Đẩy mạnh công tác đánh giá, công nhận các sản phẩm OCOP, tạo động lực để các địa phương sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hơn. Ảnh: Mỹ Hoa 

Để khai thác tiềm năng và lợi thế của các sản phẩm nông sản đặc trưng địa phương, TP Cần Thơ đã và đang hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, hỗ trợ các chủ thể OCOP tham gia các hoạt động kết nối cung - cầu hàng hóa và các hội chợ xúc tiến thương mại trong và ngoài thành phố cũng như phát triển kênh bán hàng qua các sàn giao dịch thương mại điện tử. 

Thời gian qua, nhằm hỗ trợ các sản phẩm đặc trưng, đặc thù địa phương, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông và các huyện của Cần Thơ đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm địa phương ngày càng tốt hơn; quan tâm xây dựng, thúc đẩy các vùng nguyên liệu xây dựng nguồn nguyên liệu để phát triển sản phẩm và tìm thị trường tiêu thụ.

Hỗ trợ các chủ thể tiếp cận các chính sách phát triển sản phẩm OCOP (chính sách tín dụng, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, đăng ký sở hữu trí tuệ,...); tổ chức các sự kiện, chương trình xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp xuất khẩu trong nước và các sàn thương mại điện tử nước ngoài, tạo cơ hội cho các chủ thể OCOP quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Ngành Nông nghiệp phối hợp cùng với các sở, ngành liên quan và các địa phương tiếp tục triển khai công tác đào tạo, hỗ trợ các HTX, doanh nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm; xây dựng thương hiệu và phương án sản xuất; kết hợp ứng dụng công nghệ dán tem truy xuất nguồn gốc; ứng dụng các tiêu chuẩn GAP vào sản xuất; ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Đến nay, hơn 17.800 hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Cần Thơ giới thiệu trên 200 sản phẩm nông nghiệp lên các sàn thương mại điện tử. Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp Cần Thơ sẽ thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp bằng hình thức trực tuyến, thúc đẩy phát triển kinh tế số và tổ chức các lớp tập huấn cho các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ dân nhằm đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, khẳng định hơn nữa sản phẩm nông sản của Cần Thơ.

Thành phố tăng cường công tác quảng bá, thúc đẩy thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm OCOP tại địa phương. Ảnh: BCT 

Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ Cần Thơ phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thành phố tổ chức tập huấn xây dựng, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ đối với các OCOP.

Theo đánh giá của các chuyên gia, sở hữu trí tuệ  là một trong những công cụ đắc lực, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sự phát triển của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các chủ thể khác trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là những chủ thể có sản phẩm OCOP - sản phẩm gắn với thương hiệu của địa phương.

Thành phố Cần Thơ đang tập trung phát triển cho các sản phẩm chủ lực, đặc thù, có lợi thế của địa phương, thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP của thành phố và hoàn thành mục tiêu của Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đạt tối thiểu 60% sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP của thành phố được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ.

Khai thác các sản phẩm OCOP thông qua các hoạt động tổ chức sản xuất, chế biến và thương mại, tổ chức quảng bá và phát triển thương mại sản phẩm, xây dựng và bảo vệ thương hiệu đối với sản phẩm sẽ giúp các sản phẩm, dịch vụ phát huy được các giá trị của cộng đồng, đặc biệt về chất lượng, văn hóa và tổ chức cộng đồng; đồng thời, góp phần thúc đẩy việc bảo hộ các sản phẩm của doanh nghiệp, hợp tác xã gắn với những thương hiệu của địa phương.

 

 

 

Nguyễn Hằng

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline