Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 10/05/2025 12:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ bảy, 10/05/2025

Phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Thứ bảy, 10/05/2025 06:05

TMO - Trước tác động ngày càng rõ nét của biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh chuyển đổi theo hướng bền vững, ứng dụng khoa học kỹ thuật, lựa chọn giống cây trồng phù hợp và nâng cao khả năng thích ứng của người nông dân.

Trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, nông nghiệp là vùng dễ bị tác động. Do đó, việc nhân rộng những mô hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu chính là tiền đề cho vùng này phát triển bền vững, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo vươn lên làm giàu. Đối mặt sự khắc nghiệt của thời tiết, người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bắc giang đã dần thay đổi phương pháp sản xuất từ làm theo kinh nghiệm, thuận tự nhiên sang áp dụng khoa học kỹ thuật.

Tại nhiều địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường với hàng nghìn ha lúa. Nông dân áp dụng 3 kỹ thuật cơ bản như không đốt rơm rạ, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, quản lý nước hợp lý (tưới ướt – khô xen kẽ). Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đánh giá, so với ruộng đối chứng, diện tích lúa áp dụng các kỹ thuật này có bộ rễ phát triển mạnh, cây cứng khỏe, khả năng chống lại sâu bệnh tốt, đẻ nhánh khỏe hơn, năng suất tăng từ 20-30%.

Qua đó giúp giảm chi phí canh tác, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ môi trường. Tại huyện Lạng Giang, năm 2024 đã đưa vào cấy giống lúa Dự hương 8 New, đây là giống cho năng suất cao, có khả năng sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt bệnh bạc lá, khô vằn, đạo ôn, đồng thời có khả năng chịu hạn tốt hơn so với một số giống lúa thông thường.

Theo chia sẻ của người dân xã An Hà (huyện Lạng Giang), thời tiết vụ mùa năm 2024 diễn biến hết sức phức tạp, đầu tháng 9 cơn bão Yagi đã làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Dù vậy, bằng việc người dân trong thôn đưa vào cấy thử nghiệm 2,5 ha giống lúa Dự hương 8 New nên vẫn cho năng suất 241 kg/sào.

Hiện nay, Bắc Giang đã xây dựng được hơn 1,5 nghìn mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đạt từ 220-250 triệu đồng/ha/năm, cao hơn từ 2-2,5 lần so với sản xuất thông thường, đặc biệt là mô hình sản xuất trong nhà lưới, nhà màng, nhà lạnh công nghệ cao cho giá trị từ 700 triệu đồng - 1 tỷ đồng/ha/năm (tăng từ 7-10 lần so với sản xuất thông thường). Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường, đến nay toàn tỉnh có hơn 24 nghìn ha lúa, cây ăn quả và hoa, rau màu được áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước (tăng gần 3 nghìn ha so với năm 2023).

Canh tác rau màu thích ứng biến đổi khí hậu mang lại giá trị cao hơn, đồng thời giảm sâu bệnh gây hại. (Ảnh: BLA). 

Trong chăn nuôi, người dân đã thay đổi từ tư duy sản xuất nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, liên kết theo chuỗi. Thay vì chăn thả ngoài trời, nhiều hộ dân, hợp tác xã đã chuyển sang hình thức nuôi nhốt giúp đàn vật nuôi được phòng, chống dịch bệnh và phát triển tốt hơn. Ngoài ra, Bắc Giang đã xây dựng được hơn 1,5 nghìn mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đạt từ 220-250 triệu đồng/ha/năm, cao hơn từ 2-2,5 lần so với sản xuất thông thường, đặc biệt là mô hình sản xuất trong nhà lưới, nhà màng, nhà lạnh công nghệ cao cho giá trị từ 700 triệu đồng - 1 tỷ đồng/ha/năm (tăng từ 7-10 lần so với sản xuất thông thường).

Tỉnh cũng dồn điền đổi thửa được trên 17 nghìn ha, chuyển đổi hơn 10 nghìn ha đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang cây trồng khác và nuôi thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Để thích ứng với biến đổi khí hậu, Bắc Giang đã áp dụng đồng bộ các giải pháp, trong đó chọn nông nghiệp công nghệ cao làm khâu đột phá.

Việc chú trọng đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học- công nghệ về giống, chuyển đổi mạnh sang các cây trồng, vật nuôi có giá trị và hiệu quả kinh tế cao hơn đã góp phần quan trọng nâng giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2024 lên hơn 14,3 nghìn tỷ đồng; giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác đạt 138 triệu đồng/ha (tăng 28 triệu đồng/ha so với năm 2020). Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường, nhận định nông nghiệp vẫn chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, diễn biến bất thường.

Do đó thời gian tới ngành tiếp tục đẩy mạnh thí điểm và nhân rộng các mô hình sản xuất mới làm hình mẫu cho các vùng chuyên canh, đáp ứng các yêu cầu thị trường như: Nông nghiệp tuần hoàn, sinh thái, nông nghiệp xanh, tiết kiệm tài nguyên và giảm thải; nông nghiệp hữu cơ, thông minh, công nghệ cao…

Cùng đó, huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn, nhất là hạ tầng thủy lợi, đường giao thông nội đồng, hệ thống tưới nước tiết kiệm. Xây dựng, hoàn thiện quy trình canh tác hợp lý gắn với sử dụng phân bón hiệu quả, giảm thất thoát chất dinh dưỡng trên các loại đất chính trồng các cây trồng chủ lực, góp phần ổn định và nâng cao sức khỏe đất trồng trọt, giảm phát thải khí nhà kính. Phát triển các vùng chăn nuôi theo phương thức trang trại công nghiệp, bán công nghiệp tập trung.

Cơ cấu lại ngành trồng trọt theo hướng tập trung thúc đẩy phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc trưng có lợi thế của từng vùng, địa phương. Kiểm soát mức độ suy thoái đất, duy trì bảo vệ độ phì đất, tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp; bảo đảm an ninh và ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước; tăng cường tạo nguồn, tích nước, điều tiết, quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước phục vụ nông nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp chịu tác động bất lợi do thời tiết cực đoan như thiên tai, dịch bệnh. Bão lũ, nắng nóng, khô hạn, rét hại, sâu bệnh, mưa đá… đã làm ảnh hưởng lớn tới năng suất, chất lượng nông, lâm sản và thiệt hại lớn cho người sản xuất.

Sản lượng vải thiều năm 2024 của Bắc Giang bị sụt giảm nghiêm trọng. 

Trước đó, vào năm 2024, biến đổi khí hậu đã gây ảnh hưởng rõ nét nhất với sản lượng vải thiều của Bắc Giang. Năng suất vải trên địa bàn tỉnh giảm hơn 50% sản lượng so với năm trước; hay năm 2023 tình trạng sâu bệnh làm thiệt hại hơn 1 nghìn ha rừng trồng bạch đàn và keo lai.

Trong chăn nuôi, một số dịch bệnh nguy hiểm như: Cúm gia cầm, dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng, tai xanh... đã từng phát sinh, lây lan và gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Trong năm 2025, tình trạng hạn hán, thiếu nước tưới cho sản xuất đã khiến nhiều diện tích rau màu, cây ăn quả, cây lâm nghiệp tại một số địa phương bị ảnh hưởng, gia tăng các vụ cháy rừng.

Với mục tiêu nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội, tỉnh Bắc Giang triển khai thực hiện nghiêm Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024- Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).

Địa phương chú trọng nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội, bảo đảm sinh kế bền vững thông qua đầu tư cho các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm sử dụng hiệu quả và ngăn chặn tình trạng suy giảm, suy thoái tài nguyên;

Đồng thời, hoàn thiện thể chế, phát huy tiềm năng và nguồn lực để thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu…

Bên cạnh đó, theo Quy hoạch tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, địa phương này phân vùng trong công tác phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trong đó, đối với nhiệm vụ phòng chống với lũ quét, sạt lở đất, tỉnh Bắc Giang chia làm 3 vùng phòng chống lũ quét và sạt lở đất bao gồm: Vùng có nguy cơ cao (màu đỏ): Gồm các xã Biển Động, Tân hoa (huyện Lục Ngạn); các xã Lệ Viễn, Vĩnh An, An Lập, Vân Sơn, Hữu Sản, Thạch Sơn (huyện Sơn Động); các xã Đông Sơn, Đồng Hưu, Hương Vĩ (huyện Yên Thế); các xã Đan Hội, Cẩm Lý, Bắc Lũng, Huyền Sơn, Tiên Hưng, Tiên Nha (huyện Lục Nam);

Vùng có nguy cơ trung bình (màu vàng): Các xã có địa hình dốc thuộc 4 huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động và Yên Thế; Vùng có nguy cơ thấp (màu xanh): Các xã thuộc tất cả các huyện nằm trong vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng, góp phần đảm bảo an toàn về tài sản, tính mạng của Nhân dân khi có thiên tai xảy ra.

 

Thuý Hà

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline