Hotline: 0941068156

Thứ ba, 23/04/2024 15:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ ba, 23/04/2024

Phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ năm, 09/03/2023 11:03

TMO - Trong những năm qua, tỉnh Lâm Đồng luôn chú trọng phát triển kinh tế trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó đẩy mạnh phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm góp phần nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống cho bà con.  

Theo số liệu thống kê, tỉnh Lâm Đồng hiện có trên 60 hợp tác xã, tổ hợp tác và 5 làng nghề trồng dâu nuôi tằm, với gần 10.000 ha dâu tằm, khoảng 15.000 hộ dân làm nghề trồng dâu, nuôi tằm; trong đó, tập trung chủ yếu tại địa bàn huyện Lâm Hà, Đức Trọng, Đạ Tẻh, Đạ Huoai. Sản lượng lá dâu ước đạt gần 200.000 tấn/năm, sản lượng kén đạt khoảng trên 13.000 tấn/năm và sản lượng tơ đạt trên 1.500 tấn/năm.

Sau thời gian liên tục tăng nhẹ, giá kén tằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã đạt đỉnh lên 222.000 đồng/kg. Mức giá này đã đem về lợi nhuận lớn cho người trồng dâu, nuôi tằm. Trong năm 2021, do chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến ngành trồng dâu nuôi tằm tại Lâm Đồng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 10/2021, giá kén tằm bắt đầu tăng trở lại, từ mức 135.000 đồng/kg lên 155.000 đồng/kg.

Giá kém tằm trên địa bàn tỉnh đạt đỉnh đã đem về lợi nhuận lớn cho người trồng dâu, nuôi tằm tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện như Lâm Hà, Bảo Lâm, Đạ Tẻh... 

Đến đầu tháng 1/2022, giá kén lập đỉnh lên 190.000 - 200.000 đồng/kg. Mức giá này giúp người trồng dâu nuôi tằm thu lãi từ 100.000 - 120.000 đồng/kg kén. Còn giá mới nhất theo thống kê từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh (từ ngày 27/2 tới 3/3), sản phẩm chăn nuôi kén tằm tại huyện Bảo Lâm là 220.000 đồng/kg, kén tằm tại huyện Đạ Tẻh 180.000 đồng/kg, đều tăng 5.000 đồng/kg. Đặc biệt, giá kén tằm huyện tại Lâm Hà là 222.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg so với tuần trước.  

Hiện nay, huyện Lâm Hà là địa phương có diện tích dâu tằm lớn nhất tỉnh Lâm Đồng với trên 3.620 ha dâu tằm. Diện tích dâu tằm của Lâm Hà ngày được mở rộng, đặc biệt trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Theo số liệu thống kê của huyện Lâm Hà, năm 2022, nông dân huyện Lâm Hà đã trồng mới trên 170 ha dâu cao sản, đạt năng suất 40 tấn lá/1ha/1 năm. Mục tiêu của Lâm Hà là tăng cường chuyển giao, hỗ trợ nông dân ứng dụng các giống dâu cao sản, tằm lai cũng như các kỹ thuật chăm sóc hiện đại vào sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng kén tằm gắn với chế biến, tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị kén tằm địa phương.

Tại huyện Bảo Lâm hiện có khoảng 400 ha trồng dâu tằm, tập trung chủ yếu ở các xã Lộc Tân, Lộc Đức, Lộc Thành và Lộc Nam. Để hỗ trợ người dân từng bước khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm một cách bền vững, bên cạnh việc hỗ trợ về vốn đầu tư cũng như giống cây, kỹ thuật trồng dâu và nuôi tằm, Trung tâm Nông nghiệp và Phòng Nông nghiệp huyện cũng xác định tầm quan trọng của việc sản xuất theo chuỗi liên kết. Thời gian tới, địa phương này tiếp tục tập trung đầu tư phát triển diện tích cây dâu tằm chuyên canh tại các xã Lộc Tân, Lộc Đức, Lộc Nam, B’Lá; nhân rộng mô hình trồng dâu nuôi tằm tại các xã Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Lâm. Đồng thời hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật nuôi tằm theo kỹ thuật mới cho tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. 

Bà con tại các địa phương mở rộng diện tích, nhân rộng mô hình trồng dâu nuôi tằm, nâng cao thu nhập kinh tế. 

Theo Đề án phát triển bền vững ngành dâu tằm tơ đã được tỉnh Lâm Đồng phê duyệt, đến năm 2023, diện tích trồng dâu tằm trong tỉnh đạt 10.000 ha, trong đó, diện tích sử dụng giống dâu mới, dâu lai đạt 8.100-8.500 ha, diện tích trồng dâu ứng dụng công nghệ cao đạt 1.900-2.000 ha; sản lượng lá dâu đạt 200.000-210.000 tấn. Cung cấp đủ giống tằm đảm bảo chất lượng phục vụ nhu cầu sản xuất; trong đó: giống sản xuất trong nước đạt ít nhất 30%; sản lượng kén tằm đạt 14.000-14.500 tấn, sản lượng tơ tằm đạt 1.800-1.900 tấn. Hình thành ít nhất 03 liên kết liên huyện về tổ chức sản xuất dâu tằm gắn với tiêu thụ sản phẩm kén tằm, tơ lụa.

Phát triển các hình thức hợp tác giữa các hộ trồng dâu nuôi tằm và các doanh nghiệp cung cấp vật tư đầu vào và nhà máy ươm tơ, dệt lụa để hình thành các liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; gắn phát triển vùng liệu với nhà máy ươm tơ, dệt lụa; tăng cường khả năng tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật, thông tin thị trường, giá cả; để nâng cao hiệu quả, phát triển sản xuất bền vững; đồng thời, phát triển làng nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa gắn với du lịch để giới thiệu, quảng bá sản phẩm chế biến từ tơ tằm.

Tỉnh Lâm Đồng cũng chú trọng hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giúp người nông dân yên tâm sản xuất, từng bước nâng cao giá trị sản phẩm tơ tằm của địa phương. Đề án này đang từng bước được triển khai sâu rộng, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho người dân ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo, cải thiện cuộc sống.

 

 

Nguyễn Nga 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline