Hotline: 0941068156

Thứ ba, 07/05/2024 16:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 07/05/2024

Phát triển ngành muối theo hướng bền vững

Thứ ba, 12/03/2024 08:03

TMO - Thời gian tới, tỉnh Bạc Liêu tiếp tục quy hoạch lại nghề làm muối, nâng cao giá trị hạt muối của địa phương. 

Bạc Liêu là địa phương có diện tích muối lớn của cả nước với gần 1.400 ha. Muối Bạc Liêu không chỉ được nhiều người ưa chuộng, sử dụng rộng rãi trong nước mà còn được xuất khẩu sang các nước, nhất là thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc... Mặc dù đã được công nhận chỉ dẫn địa lý, công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, nhưng diêm dân chưa thể giàu lên từ muối.

Hiện tại, Bạc Liêu có 2 nhà máy chế biến muối có tổng công suất thiết kế trên 36.000 tấn/năm; trong đó một số sản phẩm chất lượng cao đã được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc…và cung cấp cho hơn 300 cửa hàng, siêu thị từ Bắc vào Nam với các hệ thống siêu thị lớn. Tuy nhiên, mỗi năm 2 doanh nghiệp này chỉ tiêu thụ khoảng 10% sản lượng muối của toàn tỉnh.

Bạc Liêu là địa phương có diện tích muối lớn của cả nước. 

Kết quả vụ mùa sản xuất 2022-2023, toàn tỉnh Bạc Liêu có 1.419,65ha diện tích sản xuất muối (huyện Đông Hải 1289,35ha; huyện Hòa Bình 130,3ha) đạt 102,8% so với kế hoạch; tăng 8,55ha so với vụ mùa 2021-2022. Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, việc liên kết tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm giữa 2 doanh nghiệp chế biến muối với các hợp tác xã, diêm dân sản xuất muối còn nhiều khó khăn, chưa có nhiều hợp đồng liên kết, bao tiêu được ký kết.

Nguyên nhân do sản lượng muối của các hợp tác xã, hộ dân sản xuất còn nhỏ lẻ, sản lượng ít, việc mua bán muối thường được thực hiện tại đồng muối của hợp tác xã, diêm dân nhưng giao thông không thuận tiện cho việc sử dụng các xe có tải trọng lớn để vào ruộng muối vận chuyển. Sản lượng muối cung cấp cho các cơ sở chế biến không ổn định, ảnh hưởng đến sự gắn bó, liên kết giữa hợp tác xã, diêm dân và các doanh nghiệp.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu cho biết, nghề muối tại Bạc Liêu đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm mưa trái mùa xuất hiện ngày càng nhiều trong vụ mùa sản xuất muối, môi trường nước có nguy cơ ô nhiễm. Cùng với đó là việc tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật của người dân còn hạn chế và chậm thay đổi, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sản xuất truyền thống, một bộ phận thiếu vốn đầu tư, thiếu các thông tin kỹ thuật mới.

Để phát triển ngành muối, Bộ NN&PTNT đã hỗ trợ triển khai thực hiện Dự án nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất muối giai đoạn 2021 - 2025 đồng muối Đông Hải (huyện Đông Hải) với tổng nguồn vốn hơn 100 tỷ đồng. Bạc Liêu đã và đang tích cực phối hợp với Bộ NN&PTNT triển khai Dự án Thi công xây dựng cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối (gọi tắt là Dự án) ở 2 địa phương có thế mạnh và vẫn còn giữ được nghề truyền thống này là huyện Đông Hải và Hòa Bình.

Thực hiện Dự án, mục tiêu cải tạo, xây dựng mới hơn 15km đường giao thông và thay mới 4 cây cầu, phục vụ cho diện tích sản xuất muối hơn 1.300ha tại 2 xã Điền Hải và Long Điền Đông (huyện Đông Hải) đang được nhiều bà con kỳ vọng. Bởi, đây không chỉ là “mở đường” vào ruộng muối mà còn góp phần giúp cho việc sản xuất, vận chuyển muối được thuận tiện hơn, tạo điều kiện thuận lợi để hạt muối xứ biển Bạc Liêu trở mình, vươn xa.

Cụ thể, đầu tư xây dựng dự án thành phần số 7 gồm các hạng mục: cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối Đông Hải, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, thuộc Dự án Nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất muối giai đoạn 2021 - 2025 vừa được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt. Trong đó có 4 dự án gồm: Dự án Nâng cấp hạ tầng cánh đồng muối, các hộ dân nằm trong dự án sẽ được đầu tư điện, nâng cấp lộ, nạo vét thủy lợi; Dự án Nâng cao hiệu quả và chất lượng muối, giúp diêm dân ứng dụng công nghệ để tăng năng suất muối…Cùng với đó, tỉnh cũng kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến muối để xây dựng thương hiệu muối thực phẩm, muối dược liệu, quà tặng du lịch, xây dựng khu trưng bày muối, công cụ, phương tiện sản xuất muối và lịch sử hình thành ngành muối để kết nối du lịch…

Tỉnh cũng kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến muối để xây dựng thương hiệu muối thực phẩm, muối dược liệu. 

UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, nghề làm muối ở Bạc Liêu đã trải qua hơn 100 năm với nhiều thăng trầm, hạt muối gắn bó với đời sống lao động sản xuất đã ăn sâu vào tâm thức và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng diêm dân Bạc Liêu luôn quyết tâm bám trụ lấy nghề với niềm hi vọng, nghề muối sẽ khởi sắc.

Chủ trương của tỉnh là phải giữ cho được nghề muối truyền thống. Điều này được khẳng định thông qua việc phê duyệt đề án nâng cao giá trị sản xuất và chế biến muối giai đoạn 2021 - 2030, mục tiêu đến năm 2030, duy trì diện tích sản xuất muối 1.500 ha, sản lượng muối đạt 66.000 tấn/năm. Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ triển khai thực các hạng mục của đề án nâng cấp cánh đồng muối của tỉnh Bạc Liêu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ, tỉnh Bạc Liêu đang quan tâm hỗ trợ các công ty muối đổi mới quy trình công nghệ để chế biến các sản phẩm theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. 

 

 

Thu Hiền

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline