Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 11/05/2025 09:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Chủ nhật, 11/05/2025

Phát triển nền nông nghiệp phát thải thấp

Thứ năm, 14/03/2024 19:03

TMO Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Trong đó, đối với ngành trồng trọt, chăn nuôi những tác động rõ thấy là tình trạng hạn hán và sâu bệnh, xâm nhập mặn,…gây áp lực lớn đến năng suất và sinh kế của người nông dân. Ở một khía cạnh khác, nông nghiệp chỉ xếp sau ngành năng lượng và giao thông vận tải về lượng phát thải khí nhà kính ra môi trường, góp phần gia tăng tốc độ biến đổi khí hậu.  

Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 3 thế giới, tính đến tháng 12/2023. Nuôi trồng và chế biến thủy sản trong đó tôm đã tạo sinh kế cho 5 triệu lao động Việt Nam. Tại hai tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng phía Nam sông Mê Kông có khoảng 200.000 người tìm kiếm sinh kế dựa vào nghề nuôi và chế biến tôm nước lợ, mang lại khoảng 25-35% GDP của các tỉnh. Tuy nhiên, các nguồn chất thải rắn, lỏng từ nuôi trồng thủy sản cũng gây ra ô nhiễm đất, nguồn nước và không khí, góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng nóng lên toàn cầu.

Ngày 11-12/3 tại Bạc Liêu, đoàn công tác kỹ thuật đại diện hai tổ chức ChildFund Korea và ActionAid Quốc tế tại Việt Nam đã làm việc với các cơ quan chuyên môn của hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, chuyên gia và giảng viên của Đại học Cần Thơ và đại diện cộng đồng tại huyện Long Phú và huyện Đông Hải để cùng hợp tác hỗ trợ các giải pháp nông nghiệp phát thải thấp ở đồng bằng sông Cửu Long.

Theo đó, Quỹ trẻ em Hàn Quốc (ChildFund Korea) với nguồn tài trợ đặc biệt của cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và ActionAid Việt Nam đã nhất trí cùng hợp tác xây dựng các chương trình tài trợ tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long với mục tiêu góp phần giảm thiểu chất thải rắn từ nông nghiệp, cải thiện chất lượng môi trường ở khu vực này.

Chương trình hợp tác ban đầu dự kiến có ba giai đoạn kéo dài 9 năm, trong đó giai đoạn 1 từ 2024-2026 có các kết quả dự kiến như sau: Giảm phát thải khí nhà kính và chất thải rắn từ nông nghiệp; Hỗ trợ thành lập cơ chế phản ứng nhanh với ô nhiễm nước mặt. Ngân sách dành cho giai đoạn 1 dự kiến tương đương 1.5 triệu USD, hỗ trợ 320.000 người dân, giảm trung bình 3250kg chất thải rắn từ mỗi hộ nuôi sau ba năm thực hiện dự án.

Việc áp dụng các giải pháp,dự án giúp giảm thiểu phát thải cho nền nông nghiệp nước ta.  

Dự án dự kiến nhân rộng mô hình khí sinh học xử lý chất thải và cung cấp nguyên liệu đốt phát thải thấp cho các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản; tăng cường năng lực cộng đồng trong quản lý chất thải rắn nông nghiệp; xây dựng cơ chế giám sát tự thân đối với chất lượng nước và quản lý chất thải rắn trong các trang trại tại khu vực; hỗ trợ các chương trình khuyến khích bảo vệ môi trường và giảm chất thải.

Các nội dung trên đã được đoàn cán bộ kỹ thuật của ChildFund và ActionAid, cán bộ cơ quan địa phương, nhà khoa học và đại diện hộ hưởng lợi thảo luận trong 2 ngày làm việc tích cực. Các bên đã cơ bản thống nhất nội dung cơ chế phối hợp, xây dựng kế hoạch hành động và biện pháp kỹ thuật để triển khai hiệu quả, hỗ trợ cộng đồng tiếp cận và thực hành sinh kế bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng trong phát triển nông nghiệp bền vững thời gian sắp tới.

Chia sẻ với đoàn làm việc, ông Nguyễn Trung Hiếu – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Các chương trình tài trợ của ActionAid và đối tác đều thực tế và gắn liền với sinh kế của người dân đặc biệt trong bối cảnh phát triển nông nghiệp. Thủy sản là ưu tiên của địa phương nhưng đang gây ra một số thách thức về ô nhiếm môi trường và tăng phát thải khí nhà kính. Chúng ta đang nỗ lực để có 9 tỷ đô la từ xuất khẩu tôm hàng năm và rất cần có các sản phẩm tôm phát thải thấp, có lợi cho người nuôi, người chế biến và tiêu dùng. Chúng tôi hoan nghênh ActionAid và ChildFund Korea đã hợp tác trong chương trình này, giúp nâng cao chất lương thương hiệu tôm Việt Nam, đặc sản tôm Bạc Liêu, giúp người nông dân có chất lượng cuộc sống tốt hơn, bảo vệ các nguồn tài nguyên và hệ sinh thái nông nghiệp".

 

 

Minh Anh 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline