Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 26/01/2025 14:01
Thứ bảy, 25/01/2025 07:01
TMO - Nhằm giúp các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển kinh tế, nhiều địa phương, nhất là tỉnh Ninh Thuận đang triển khai nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Tại Ninh Thuận, nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, vùng miền, địa phương này đang tập trung triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thông qua việc huy động tối đa các nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất và nâng cao chất lượng dịch vụ an sinh xã hội. Qua đó, từng bước góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Năm 2025, Ninh Thuận phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1,5%, riêng huyện miền núi Bác Ái giảm 4% để góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025. Để đạt mục tiêu đề ra, tỉnh tăng cường lồng ghép các nguồn lực, dự kiến phân bổ trên 318 tỷ đồng từ ngân sách triển khai đồng bộ các chương trình, đề án, nội dung chính sách của ba chương trình, gồm: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc xây dựng nông thôn mới.
(Ảnh minh họa)
Theo UBND tỉnh Ninh Thuận, từ các nguồn vốn này, tỉnh tập trung cho các chương trình, dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu nhất là trục đường thôn, công trình thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa phục vụ sản xuất và dân sinh ở các vùng đồng bào dân tộc, các xã đặc biệt khó khăn. Đồng thời, tỉnh đầu tư, hỗ trợ các dự án bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn; giải quyết các vấn đề về đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt; thực hiện chính sách giao khoán đất rừng đảm bảo cho người dân miền núi có thu nhập ổn định từ bảo vệ, phát triển rừng, bảo đảm sinh kế bền vững.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất, tỉnh Ninh Thuận giao nhiệm vụ cho các ngành, đơn vị liên quan đẩy mạnh chuyển giao công nghệ sản xuất, các giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất và chất lượng cao để phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, tỉnh tạo điều kiện cho các hợp tác xã, doanh nghiệp, các hộ tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; hỗ trợ phát triển sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp gắn với giải quyết việc làm. Tỉnh lựa chọn các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ phù hợp với từng địa bàn; nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường để đẩy mạnh phát triển kinh tế.
PV
Bình luận