Hotline: 0941068156

Thứ ba, 23/04/2024 18:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ ba, 23/04/2024

Phát triển kinh tế ban đêm theo hướng bền vững

Thứ hai, 03/10/2022 11:10

TMO - Nhằm khai thác hiệu quả toàn diện các tiềm năng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng và phát triển Đề án thí điểm mô hình phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn tỉnh, trong đó lựa chọn 4 lĩnh vực để phát triển kinh tế ban đêm là văn hóa, vui chơi, giải trí; dịch vụ ăn uống; dịch vụ mua sắm và dịch vụ du lịch.

Quảng Ninh có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế ban đêm như hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại với tuyến cao tốc chạy dọc tỉnh trải dài gần 180km kết nối trực tiếp với cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, có sân bay quốc tế, cảng biển quốc tế, có hạ tầng du lịch tốt, có đội ngũ các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ đủ khả năng cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp...

Theo đề án kinh tế ban đêm giai đoạn 2022-2025 UBND tỉnh đang xây dựng, các hoạt động kinh tế ban đêm dự kiến diễn ra từ 6 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau ở các khu vực được áp dụng thí điểm, sau đó sẽ đẩy nhanh hướng tới nền kinh tế 24 giờ đối với các thành phố, đô thị có tiềm năng.

Tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh khai thác các lợi thế trong xây dựng và hoàn thiện đề án phát triển kinh tế ban đêm tại địa phương. Ảnh: Hoàng Quỳnh 

Kinh tế ban đêm là lĩnh vực kinh tế mới tại Việt Nam, do đó, ngay từ khi bắt đầu triển khai, UBND tỉnh đã chỉ đạo thành lập Tổ công tác để xây dựng đề án. Đề án kinh tế ban đêm được xây dựng dựa trên 4 lĩnh vực, cụ thể: Văn hóa, vui chơi, giải trí (các hoạt động văn hóa - nghệ thuật, nhà hát, âm nhạc, chương trình giải trí, lễ hội, sự kiện...); Dịch vụ ăn uống (nhà hàng, khu ẩm thực, quán bar...); Dịch vụ mua sắm (các chợ, khu mua sắm...); Dịch vụ du lịch (tham quan các địa điểm du lịch, di tích văn hóa, công trình kiến trúc...).  

Đề án kinh tế ban đêm dự kiến được triển khai thí điểm tại các khu vực riêng biệt cách xa khu dân cư, đảm bảo khép kín tạo thành tổ hợp giải trí ban đêm riêng biệt như Khu du lịch quốc tế Tuần Châu (thành phố Hạ Long) và Khu du lịch danh thắng Yên Tử (thành phố Uông Bí). Nhiều sản phẩm OCOP và hàng lưu niệm như ngọc trai của Quảng Ninh được bàn luận đưa vào phục vụ nhu cầu của du khách trong phát triển kinh tế ban đêm. 

Trước đó, từ năm 2020 Quảng Ninh đã đánh giá, nghiên cứu, xây dựng Đề án thí điểm phát triển kinh tế đêm trên cơ sở Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam được Thủ tướng phê duyệt ngày 27/7/2020 tại Quyết định 1129/QĐ-TTg. Sau khi mở cửa trở lại, Quảng Ninh đã tích cực khôi phục những sản phẩm du lịch đêm sẵn có, đồng thời đưa nhiều sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn.

Cuối tháng 4 vừa qua, phố đêm du thuyền đã được đưa vào hoạt động tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long (tại Bãi Cháy, TP. Hạ Long), đưa du khách vào hải trình khám phá thành phố biển Hạ Long về đêm, chiêm ngưỡng những danh thắng, công trình nổi tiếng như núi Bài Thơ, vòng quay Sun Wheel, cầu Bãi Cháy... 

Phố đêm du thuyền đã được đưa vào hoạt động tại TP Hạ Long  

Tiếp đó, tháng 5/2022, TP Cẩm Phả khai trương phố đi bộ với tên gọi "Phố đêm thợ mỏ" được tổ chức từ 18h các ngày thứ 7 và chủ nhật. "Phố đêm thợ mỏ" xuất phát từ Nhà Văn hoá công nhân Cẩm Phả, kết thúc là ngã tư đường lên mỏ Đèo Nai.

Tại đây có các gian hàng tại chợ ẩm thực, liên hoan các nhóm nhảy, trình diễn ca nhạc, văn nghệ đường phố, triển lãm tranh, ảnh, tượng, tác phẩm nghệ thuật... "Phố đêm thợ mỏ" còn có nhiều điểm di tích gắn bó với những năm tháng chiến đấu anh dũng, kiên cường của nhân dân Vùng mỏ Cẩm Phả như: Khu lưu niệm Vùng than...

Đối với các sản phẩm đưa vào kinh doanh tại đề án, nhiều ý kiến cũng cho rằng nên tập trung phân tích thêm các ưu, nhược điểm của từng nhóm hàng hoá trên địa bàn tỉnh sao cho phù hợp. Sở Công Thương tỉnh cho biết, cần phân tích thêm nhóm sản phẩm OCOP, thực trạng nhu cầu tiêu dùng tại các khu mua sắm vào buổi tối nói chung và khu mua sắm, trưng bày giới thiệu sản phẩm, dịch vụ thuộc đề án nói riêng. Đối với hàng hóa lưu niệm, cần hỗ trợ tư vấn, đào tạo sản xuất sản phẩm như sản xuất ngọc trai, sản xuất sản phẩm lưu niệm đa dạng, phong phú hơn. 

Ngoài ra, các hoạt động của kinh tế ban đêm nên khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương nghệ nhân... Để thu hút người dân, doanh nghiệp tham gia các hoạt động kinh tế ban đêm, tỉnh sẽ hỗ trợ miễn phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè; hỗ trợ miễn phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải và bảo đảm an ninh trật tự; hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho đội ngũ quản lý và nhân viên phục vụ kinh tế ban đêm; trợ giá cho hoạt động vận tải khách hàng công cộng bằng xe điện, xe buýt đến các khu vực được lựa chọn thí điểm phát triển kinh tế ban đêm...

Về giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự, Công an tỉnh đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh phối hợp với các sở, ngành nghiên cứu, bổ sung một số giải pháp xây dựng và trình HĐND tỉnh thông qua một số cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển kinh tế ban đêm, như: Hỗ trợ miễn phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè; hỗ trợ miễn phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải và bảo đảm an ninh trật tự.

Hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho đội ngũ quản lý và nhân viên phục vụ kinh tế ban đêm; trợ giá cho hoạt động vận tải khách hàng công cộng bằng xe điện, xe buýt đến các khu vực được lựa chọn thí điểm phát triển kinh tế ban đêm... trên cơ sở phù hợp với các quy định hiện hành. 

Vừa qua, TP Cần Thơ đã công bố Đề án phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Theo đó, Cần Thơ thí điểm kéo dài thời gian tổ chức các hoạt động dịch vụ từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau tại một số điểm, khu du lịch hấp dẫn và có điều kiện thuận lợi để quản lý rủi ro hoạt động dịch vụ vào ban đêm. Các hoạt động sẽ bao gồm: vui chơi giải trí, ẩm thực, mua sắm và du lịch, văn hóa, thể thao ban đêm.

Các loại hình trên được lồng ghép trong các mô hình kinh tế ban đêm hiện nay đã được nhiều địa phương áp dụng như: phố đi bộ, chợ đêm, khu vui chơi giải trí thương mại tổng hợp, kết nối mạng lưới tour tuyến du lịch trong nước và quốc tế... Đề án phát triển kinh tế ban đêm của Cần Thơ sẽ triển khai mô hình thí điểm trên địa bàn quận Ninh Kiều trong thời gian hai năm từ năm 2022-2024, kể từ khi chọn lựa được nhà đầu tư.

 

 

Đức Minh 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline