Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 19:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 25/04/2024

Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường

Chủ nhật, 07/08/2022 06:08

TMO - Việc đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giữ vai trò quan trọng phát triển kinh tế-xã hội. Nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất đến chất lượng môi trường, UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu các đơn vị phải xây dựng phương án xử lý nước thải, bảo vệ môi trường hiệu quả.

Với 32 khu công nghiệp (KCN) đã được thành lập, trong đó 31 KCN đi vào hoạt động, Đồng Nai là tỉnh dẫn đầu cả nước về các KCN tập trung. Hiện nay, 31 KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh về cơ bản đã xây dựng hoàn thành hệ thống xử lý nước thải tập trung, với tổng công suất thiết kế là 181.670 m3/ngày.đêm (vốn đầu tư khoảng 2.139 tỷ đồng).

Trong đó, 30 KCN đã vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung; 01 KCN (Ông Kèo) đã hoàn thành phần xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị hệ thống xử lý nước thải tập trung (công suất thiết kế 3.000m3/ngày) và xây dựng các tuyến thu gom nước thải, đang thực hiện việc đấu nối nước thải với các doanh nghiệp trong KCN để đưa hệ thống xử lý nước thải tập trung vào vận hành chạy thử nghiệm. 

Hiện nay, tổng lượng nước thải phát sinh tại 31 KCN đang hoạt động khoảng 127.754m3/ngày, trong đó lượng nước thải của các doanh nghiệp thu gom đấu nối về các hệ thống xử lý nước thải tập trung là 99.821m3/ngày (chiếm tỷ lệ 78,14%); lượng nước thải của các doanh nghiệp được cấp phép xả thải trực tiếp là 27.902 m3/ngày (chiếm tỷ lệ 21,84%); lượng nước thải còn lại của các doanh nghiệp chưa đấu nối khoảng 31m3/ngày.đêm (chiếm tỷ lệ 0,02%).

Xử lý nước thải tại cac KCN, CCN hiệu quả là ưu tiên hàng đầu trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh 

Ngoài ra, nhằm khắc phục hạn chế, đảm bảo tiêu chuẩn hoạt động của các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn, tỉnh Đồng Nai đang nỗ lực tạo ra cơ chế, chính sách hỗ trợ để khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu 100% CCN đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung vào năm 2025.

Theo thống kê của Sở Công Thương tỉnh, tỉnh Đồng Nai hiện có 27 CCN đã được xây dựng và quy hoạch, nhiều cụm dù chưa hoàn thành nhưng đã có nhiều doanh nghiệp thứ cấp đầu tư nhà xưởng sản xuất. Tuy nhiên, việc đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường tại hầu hết các CCN còn nhiều vướng mắc.

Tại Đồng Nai, theo UBND tỉnh, trong 27 CCN được quy hoạch, chỉ có 11 cụm có thủ tục môi trường, trong đó mới chỉ có 2 cụm đang trong quá trình vận hành thử nghiệm và 1 cụm đang đầu tư xây dựng. Giai đoạn 2013-2020, có 184 doanh nghiệp thứ cấp đang hoạt động và đang xây dựng tại 16 CCN, nhưng chỉ có khoảng 47% số dự án thực hiện thủ tục môi trường. 

Trong những năm qua tỉnh đã tập trung tuyên truyền để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường với các hình thức đa dạng, phong phú, thu hút sự quan tâm và tham gia hưởng ứng tích cực của cộng đồng, tổ chức, doanh nghiệp. Theo đó, tỉnh Đồng Nai không thu hút đầu tư ồ ạt mà lựa chọn dự án sử dụng công nghệ mới, công nghệ thân thiện với môi trường, ít phát sinh chất thải. Các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, phát sinh chất thải lớn thì tỉnh từ chối. Ngoài ra, tỉnh còn hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Đối với các đơn vị kinh doanh hạ tầng KCN, lãnh đạo tỉnh yêu cầu phải bảo đảm diện tích cây xanh tối thiểu; mở rộng và nâng cấp hệ thống xử lý chất thải theo nhu cầu của doanh nghiệp. Cùng với đó là giám sát chặt chẽ tỷ lệ nước thải so với nước cấp để hạn chế việc lén xả nước thải ra môi trường. 

Đốu với 25 KCN đã được tỉnh đầu tư lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát. Ngoài hệ thống quan trắc, định kỳ và đột xuất, Ban Quản lý các KCN Đồng Nai phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra việc thu gom, xử lý nước thải và đôn đốc các doanh nghiệp mới đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải của các KCN nhằm hạn chế phát sinh nước thải ra môi trường.

Tỉnh Đồng Nai đẩy mạnh rà soát, yêu cầu chủ đầu tư của các KCN, CCN nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, xây dựng hệ sinh thái xanh 

Thời gian tới, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục rà soát, yêu cầu chủ đầu tư các KCN xây dựng, nâng cấp vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, bảo đảm tỷ lệ 100% nước thải công nghiệp được đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Nhằm khắc phục hạn chế, đảm bảo tiêu chuẩn hoạt động của các CCN theo quy định thì việc tạo ra cơ chế, chính sách hỗ trợ để khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư bảo vệ môi trường là rất cần thiết. Mục tiêu mà Đồng Nai hướng tới là 100% số cụm đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung vào năm 2025.

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã xây dựng Chương trình hỗ trợ đầu tư phát triển CCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025. Cụ thể, theo chương trình này, đối với việc chỉnh trang hệ thống kỹ thuật chung CCN, Nhà nước hỗ trợ 30% tổng mức đầu tư dự án được duyệt, nhưng không quá 50 tỷ đồng/cụm. Hạng mục đầu tư hạ tầng kỹ thuật chung CCN (không áp dụng với trường hợp chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật chung CCN) thì được hỗ trợ 20 tỷ đồng đối với cụm có diện tích trên 30ha và 15 tỷ đồng đối với cụm có diện tích dưới 30ha.

Về vấn đề hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường CCN thì chủ đầu tư sẽ được hỗ trợ 30% tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường trong cụm được duyệt, nhưng tối đa không quá 10 tỷ đồng. Chương trình áp dụng đối với trường hợp các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng là cơ quan nhà nước được ủy quyền hoặc chủ đầu tư hạ tầng CCN khác mà chưa được hưởng kinh phí hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật từ nguồn ngân sách nhà nước. 

 

 

Lê An 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline