Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 15:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Phát triển chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn

Thứ sáu, 12/05/2023 07:05

TMO - Sơn La đang đẩy mạnh việc xây dựng chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản thực phẩm an toàn, qua đó giúp kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, hướng đến bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Trong năm 2022, trên địa bàn tỉnh đã thực hiện cấp giấy xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn cho 07 doanh nghiệp, hợp tác xã, nâng tổng số chuỗi (lũy kế) được xác nhận lên 242 chuỗi. Tuy nhiên do tình hình Covid diễn biến phức tạp 02 chuỗi dừng hoạt động, số chuỗi đang duy trì hoạt động 240 chuỗi.

Trong đó: 34 chuỗi rau an toàn, diện tích 206 ha, sản lượng 8.793 tấn/năm; 154 chuỗi quả an toàn (xoài, nhãn, mận, chanh leo, bơ, cam, bưởi, dâu tây, thanh long...) diện tích 3.411 ha, sản lượng 40.269 tấn/năm; 02 chuỗi cà phê diện tích 66 ha, sản lượng 632 tấn/năm; 09 chuỗi chè diện tích 527 ha, sản lượng 7.515 tấn/năm; 01 chuỗi gạo diện tích 130 ha, sản lượng 1.720 tấn/năm; 04 chuỗi thịt lợn quy mô 36.750 con, sản lượng 4.663 tấn/năm; 01 chuỗi thịt gà an toàn quy mô 6.000 con, sản lượng 9 tấn/năm; 05 chuỗi mật ong an toàn với số lượng 3.990 đàn ong, sản lượng 364 tấn/năm; 28 chuỗi thủy sản nuôi 3.476 lồng bè trên lòng hồ thủy điện Sơn La, sản lượng 3.098 tấn/năm; 01 chuỗi thịt hun khói với sản lượng 1 tấn/năm; 01 chuỗi chế biến nông sản, sản lượng 35 tấn/năm.

Sơn La đã hình thành các chuỗi sản xuất, cung ứngnông, lâm, thủy sản an toàn. 

Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 232 cơ sở áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, GlobalGAP còn hiệu lực, cụ thể: 203 cơ sở trồng trọt (rau, củ, cây ăn quả, chè, cà phê) được cấp giấy chứng nhận VietGAP, 02 cơ sở được cấp giấy chứng nhận GlobalGAP với tổng diện tích 3762,5 ha, sản lượng 54.872,3 tấn/năm; 17 cơ sở nuôi thủy sản thương phẩm với quy mô 1.482 lồng nuôi cá và diện tích nuôi 2,1 ha; 10 cơ sở chăn nuôi, trong đó: 02 cơ sở chăn lợn với quy mô 15.000 con, sản lượng 2.000 tấn; 02 cơ sở chăn nuôi gia cầm quy mô 14.500 con, sản lượng 36 tấn/năm; 06 cơ sở nuôi ong mật số lượng 5.395 đàn, sản lượng 149,2 tấn/năm. Đến nay toàn tỉnh có 83 sản phẩm được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP, trong đó: 01 sản phẩm 5 sao, 31 sản phẩm 4 sao và 51 sản phẩm 3 sao.

Toàn tỉnh đã được cấp 241 mã số vùng trồng với diện tích 3.865,45 ha cây ăn quả phục vụ xuất khẩu khẩu, trong đó: Cây nhãn cấp 133 mã với tổng diện tích  1.914,15 ha; cây xoài cấp 99 mã với tổng diện tích 1.406,3 ha; cây chuối cấp 7 mã với tổng diện tích 459 ha; cây thanh long cấp 2 mã với tổng diện tích 86 ha và 33 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu. Toàn tỉnh có 24 sản phẩm được cấp bảo hộ nhãn hiệu

Năm 2023 tỉnh Sơn La đặt mục tiêu tiếp tục xây dựng, duy trì và phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn, góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm; xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh thông qua đổi mới tổ chức sản xuất và phương thức quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản theo Luật An toàn thực phẩm, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và tình hình thế giới. 

Đồng thời, phấn đấu phát triển nền nông nghiệp của tỉnh theo hướng hiện đại, bền vững; sản xuất hàng hóa lớn, áp dụng khoa học công nghệ, chế biến đa dạng sản phẩm, đổi mới sáng tạo để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Từ đó, kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng được thiết lập, phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm nông, lâm, thủy sản.

Phấn đấu phát triển diện tích, sản lượng nông sản, thủy sản thực phẩm an toàn áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, GlobalGAP và các tiêu chuẩn tương tự tại 12 huyện, thành phố trong tỉnh tăng thấp nhất là 10% so với năm 2022. Phấn đấu 100% nông sản, thủy sản an toàn sản xuất trên địa bàn tỉnh được tiêu thụ ổn định tại thị trường trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu.

Các Sở, ngành, địa phương đẩy mạnh phối hợp nhằm duy trì, xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn. Ảnh: TL. 

Để triển khai hiệu quả các mục tiêu trên, địa phương này sẽ duy trì, xây dựng và phát triển 280 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn. Cụ thể, toàn tỉnh tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng, hiệu quả 240 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn hiện có trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, lựa chọn, hướng dẫn, hỗ trợ 40 doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã xây dựng Vùng sản xuất an toàn tập trung áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt được Tổ chức chứng nhận thẩm định, cấp giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP hoặc tiêu chuẩn tương tự… 

Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ngành liên quan; Doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm. 

Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu cho các sản phẩm nông sản, thủy sản chủ lực của tỉnh. Hỗ trợ duy trì và phát triển nhãn hiệu cho 24 sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ. Hỗ trợ đăng ký mã số, mã vạch cho sản phẩm của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng, duy trì và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Các cơ quan truyền thông ở địa phương và Trung ương tích cực tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, phát triển thị trường sản phẩm nông sản, thủy sản an toàn. Hỗ trợ xây dựng các phóng sự, chuyên mục, tin, bài, clip tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn tỉnh Sơn La phát trên phương tiện thông tin đại chúng. 

Cùng với đó, giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại hội chợ, triển lãm: Hướng dẫn, hỗ trợ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia các phiên chợ, hội chợ, triển lãm, tuần hàng, hội nghị, hội thảo kết nối giao thương, giới thiệu, quảng bá, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản thực phẩm an toàn. Hỗ trợ các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp thuê điểm bán sản phẩm nông sản, thủy sản chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn…

Theo Bộ NN&PTNT, đến nay, cả nước đã xây dựng và phát triển được 1.702 chuỗi cung cấp nông, lâm, thủy sản an toàn với sự tham gia của một số doanh nghiệp lớn. Cùng với đó, các địa phương đang tiếp tục duy trì triển khai các chương trình giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản; chủ động trong việc xử lý các sự cố mất an toàn thực phẩm ở thị trường trong nước và sản phẩm nông sản xuất khẩu.

Từ đầu năm 2023 đến nay, tỷ lệ mẫu nông, lâm, thủy sản được giám sát đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm là 97,5% (tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước); tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đạt 99,6% (tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước); tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản ký cam kết tuân thủ quy định an toàn thực phẩm đạt 89% (tăng 14%).

Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các đơn vị chuyên ngành hướng dẫn các địa phương tiếp tục nhân rộng số lượng, mở rộng quy mô chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn; xây dựng các chuỗi cung ứng ngành hàng, chuỗi giá trị nông, lâm, thủy sản tại địa phương từ vùng nguyên liệu, nhà máy, chợ, trung tâm thương mại, hoạt động xuất khẩu. Mặt khác, Bộ NN&PTNT phối hợp với các địa phương định hướng nông dân thực hành sản xuất chuyên nghiệp hơn, sản xuất theo tiêu chuẩn và thị hiếu của thị trường; chủ động giám sát, cảnh báo, thanh kiểm tra đột xuất để phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm cơ sở vi phạm, sản phẩm vi phạm quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm; đàm phán giải quyết các rào cản kỹ thuật, mở rộng thị trường tiêu thụ nông, lâm, thủy sản tại thị trường trong nước và quốc tế.

 

 

Thu Thủy 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline