Hotline: 0941068156
Thứ năm, 23/01/2025 01:01
Chủ nhật, 01/05/2022 10:05
TMO - Ngành chăn nuôi đang có mức tăng trưởng từ 5-6% hàng năm. Nhiều địa phương thực hiện chuyển đổi nhanh cơ cấu từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi gia trại, trang trại công nghiệp; từng bước gắn với chế biến tập trung và phát triển thị trường tiêu thụ.
Theo đó, các đơn vị, địa phương và doanh nghiệp cần tập trung xây dựng thành công các chuỗi sản xuất, vùng chăn nuôi đạt yêu cầu an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn của quốc tế và của nước nhập khẩu; nâng cao chất lượng sản phẩm động vật xuất khẩu của Việt Nam nhằm đáp ứng được quy định của các thị trường nhập khẩu. Đây cũng chính là hướng đi để ngành chăn nuôi tiếp tục phát triển trong bối cảnh dịch bệnh, giá vật tư đầu vào tăng cao… cũng như giải quyết bài toán "lối ra" cho các sản phẩm.
Ngành chăn nuôi đang chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình sang chăn nuôi chuyên nghiệp và trang trại quy mô lớn. Số liệu thống kê cho thấy: Năm 2011, cả nước có khoảng trên 4,13 triệu cơ sở chăn nuôi lợn thì đến năm 2016, số lượng giảm xuống còn 3,4 triệu cơ sở và sau đợt khủng hoảng 2017 về giá thịt lợn, số cơ sở còn khoảng 2,5 triệu.
Ngành chăn nuôi đang chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình sang chăn nuôi chuyên nghiệp và trang trại quy mô lớn
Đến năm 2020, cả nước chỉ còn khoảng 2 triệu cơ sở chăn nuôi lợn. Trung bình mỗi năm, tỷ lệ chăn nuôi nông hộ giảm từ 5-7%/năm. Riêng năm 2019 - 2021, cơ sở chăn nuôi nhỏ quy mô nông hộ giảm từ 15-20% đến năm 2020, cả nước chỉ còn khoảng 2 triệu cơ sở chăn nuôi lợn. Số cơ sở quy mô từ 1.500 con trở lên là 1.627, chiếm 24,2% tổng đàn lợn của cả nước. Trong đó, nổi bật là 16 doanh nghiệp, có quy mô tới 5,8 triệu con, chiếm 20,7% tổng đàn cả nước.
Hiện nay, một số sản phẩm động vật của Việt Nam đã được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường, điển hình như thịt gà chế biến xuất khẩu sang 7 nước và vùng lãnh thổ; sữa và sản phẩm sữa xuất khẩu sang gần 50 nước, nhất là thị trường Trung Quốc có tiềm năng rất lớn; thịt lợn sữa, lợn choai, lợn mảnh, trứng gia cầm... cũng đã được xuất khẩu sang một số thị trường.
Trong 3 tháng đầu năm 2022, các doanh nghiệp đã xuất khẩu được 4.000 tấn sữa và sản phẩm sữa sang các nước, giá trị khoảng 5,5 triệu USD. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã xuất được 1.127 tấn thịt gà chế biến sang các nước, giá trị ước khoảng 5 triệu USD. Giá trị xuất khẩu bột cá và dầu cá đạt 40 triệu USD.
Trong thời gian tới, để đẩy mạnh xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật của Việt Nam, các đơn vị, địa phương và doanh nghiệp cần tập trung xây dựng thành công các chuỗi sản xuất, vùng chăn nuôi đạt yêu cầu an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn của quốc tế và của nước nhập khẩu; nâng cao chất lượng sản phẩm động vật xuất khẩu của Việt Nam nhằm đáp ứng được quy định của các thị trường nhập khẩu.
Chăn nuôi bò sữa là một trong những lĩnh vực đi đầu trong sản xuất theo vùng gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ
Các tỉnh, thành phố cần rà soát quy hoạch, phát triển chăn nuôi theo vùng sản xuất gắn với chế biến, bảo quản và thị trường tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trang trại công nghệ cao, theo chuỗi khép kín, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
Các cơ quan chuyên môn, các địa phương và các doanh nghiệp nghiên cứu kỹ các quy định của Việt Nam, quy định của quốc tế và yêu cầu của các nước nhập khẩu để có kế hoạch cụ thể và tổ chức xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn của CODEX hướng đến xuất khẩu.
Cục Chăn nuôi hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương, các doanh nghiệp rà soát quy hoạch và phát triển chăn nuôi theo vùng sản xuất gắn với chế biến, bảo quản và thị trường tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trang trại công nghệ cao, theo chuỗi khép kín nhằm bảo đảm an toàn dịch bệnh, các yêu cầu về vệ sinh thú y, truy xuất nguồn gốc.
Bích Hà
Bình luận