Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 06:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Phát triển các vùng nguyên liệu gắn với chế biến nông sản

Thứ ba, 19/03/2024 07:03

TMO - Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã tập trung triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc phát triển vùng nguyên liệu phục vụ các nhà máy, cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh.

Trong năm 2023, tỉnh Sơn La đã tập trung thực hiện sản xuất và chế biến các sản phẩm nông sản như cây ăn quả, cà phê, sắn… theo đúng thời vụ, đảm bảo nâng cao sản lượng và chất lượng. Đồng thời ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, chuyển đổi cơ cấu sản xuất; thu hút các nhà máy chế biến nông sản đầu tư trên địa bàn góp phần nâng cao giá trị các sản phẩm nông sản của tỉnh.

Tính hết năm 2023 tổng diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh (gồm cả cây sơn tra) đạt 84.160 ha, sản lượng đạt 450.336 tấn. Niên vụ năm 2023 - 2024 ước diện tích trồng cà phê trên địa bàn tỉnh là 20.137 ha, sản lượng ước đạt 32.944 tấn cà phê nhân; so với niên vụ 2022 - 2023 diện tích cà phê tăng 6,91% (1.301 ha); sản lượng tăng 9,86% (2.958 tấn). Diện tích trồng sắn toàn tỉnh là 42.990 ha, sản lượng đạt 502.861 tấn; so với niên vụ 2022 - 2023 diện tích sắn giảm 8,59% (4.041 ha); sản lượng giảm 9,09% (50.296 tấn).

Các địa phương trên địa bàn tỉnh tập trung nâng cao chất lượng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến nông sản. 

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 4 nhà máy chế biến rau, quả quy mô công nghiệp. Toàn tỉnh có 543 cơ sở sơ chế và chế biến tiểu thủ công nghiệp các sản phẩm cây ăn quả. Các sản phẩm sau chế biến chủ yếu là: Xoài sấy dẻo; Hồng sấy dẻo; Chuối sấy dẻo; Rượu chuối; Mận, mơ sấy dẻo; Rượu mận, mơ; Thanh long sấy dẻo; nước cốt Chanh leo; Long nhãn; Dứa sấy dẻo; Rượu vang sơn tra; Rượu Táo Mèo; nước ép từ quả Sơn Tra; Sơn Tra sấy khô… Sản phẩm sau chế biến ước khoảng 20.022 tấn/năm (tương đương 81.187 tấn quả tươi). 

Trên địa bàn tỉnh có 08 cơ sở chế biến quy mô công nghiệp, trong đó: Thành phố Sơn La 02 cơ sở (Công ty TNHH xuất nhập khẩu cà phê Minh Tiến - Chi nhánh Sơn La; HTX cà phê Bích Thao Sơn La), sản lượng thu mua dự kiến 7.150 tấn quả; huyện Thuận Châu có 02 cơ sở (Công ty TNHH sản xuất và thương mại Cát Quế; Hợp tác xã chè, cà phê AVINA), sản lượng thu mua dự kiến 9.600 tấn quả; huyện Mai Sơn có 04 cơ sở (Công ty cổ phần Phúc Sinh Sơn La; Hợp tác xã xây dựng và phát triển nông thôn Mường Chanh; Hợp tác xã cà phê Đào Chiềng Ban; Hợp tác xã Aratay - Coffee), sản lượng thu mua dự kiến 51.963 tấn quả; các cơ sở, nhà máy đều có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

Đối với chế biến sắn, trên địa bàn tỉnh có Nhà máy Tinh bột sắn Sơn La, có đăng ký quy mô, công suất hoạt động chế biến đạt 150.000 tấn/năm. Niên vụ 2023 - 2024 nhà máy dự kiến chế biến được 31.500 tấn sắn củ tươi. Nhà máy chế biến nông sản BHL trực thuộc Công ty cổ phần chế biến nông sản BHL Sơn La có trụ sở Khu công nghiệp Mai Sơn, xã Mường Bằng, huyện Mai Sơn có đăng ký quy mô, công suất hoạt động chế biến đạt 150.000 tấn/năm. Niên vụ 2023 - 2024 nhà máy dự kiến chế biến được 31.500 tấn sắn củ tươi, tương ứng 12.400 tấn tinh bột. Ngoài ra toàn tỉnh còn có 16 cơ sở, công ty, hợp tác xã chế biến sắn lát khô.

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh nâng cao chất lượng vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu chế biến nông sản tại địa phương. Tại huyện Vân Hồ có 9 nhà máy, xưởng chế biến nông sản, gồm: 4 nhà máy chế biến chè, 3 xưởng chế biến măng, 2 nhà máy chế biến rau và hoa quả tươi. Ngoài ra, còn có các nhà máy, cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh đến mua nguyên liệu, là điều kiện để phát triển vùng nguyên liệu gắn với chế biến. Từ năm 2020 đến nay, nhân dân chuyển đổi vùng trồng lúa ruộng 1 vụ sang gieo trồng cây hoa màu, rau củ các loại với tổng diện tích 1.250 ha.

Hiện nay, toàn huyện có gần 150 ha cây ăn quả và 12,8 ha rau đạt tiêu chuẩn VietGAP. Cây công nghiệp tiếp tục được tập trung đầu tư thâm canh, trọng tâm là phát triển vùng chè với tổng diện tích 1.409 ha. Đến nay, toàn huyện có 4.259 ha cây ăn quả, gồm 951 ha xoài, 798 ha nhãn, 170 ha bơ, 401 ha cam và một số loại cây ăn quả khác. Hàng năm, huyện Vân Hồ cung cấp cho các nhà máy hơn 11.300 tấn chè búp tươi, chế biến trên 1.500 tấn chè thành phẩm; cung cấp cho các nhà máy gần 1.200 tấn rau, quả các loại. Ngoài ra, huyện có 2 doanh nghiệp và 4 HTX có 7 sản phẩm được công nhận đạt OCOP, gồm: 4 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao là trà matcha, trà sen tra, măng nứa sấy khô, hồng trà; 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao gồm mật ong bánh tổ, măng hốc muối chua, gạo tẻ râu.

Xây dựng vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy, cơ sở chế biến đã góp phần thúc đẩy nông nghiệp huyện Vân Hồ chuyển dịch đúng định hướng; tập trung tăng năng suất, chất lượng, tăng giá trị thu nhập bình quân trên đơn vị diện tích đất canh tác. Huyện Vân Hồ tiếp tục hình thành các vùng nguyên liệu, tăng cường mối liên kết giữa các hộ nông dân, HTX với doanh nghiệp sản xuất, chế biến. Phấn đấu đến năm 2025 phát triển lên 1.500 ha chè, sản lượng chè búp tươi đạt 15.000 tấn/năm; 4.500 ha cây ăn quả, sản lượng quả tươi 10.000 tấn/năm; duy trì vùng trồng rau củ các loại trên 1.000 ha, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy, cơ sở chế biến...

Đẩy mạnh chế biến sâu góp phần nâng cao giá trị nông sản. Ảnh: BSL.

Những năm gần đây, huyện Mai Sơn đã đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến nông sản, liên kết xây dựng các vùng nguyên liệu, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững.  Hiện nay, huyện Mai Sơn có 6 công ty chế biến cà phê, mía, sắn, hoa quả quy mô công nghiệp và hàng trăm cơ sở chế biến nhỏ lẻ đang hoạt động, mỗi năm thu mua khoảng 700.000 tấn nông sản các loại cho nông dân. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển vùng nguyên liệu gắn với chế biến.

Huyện đã thành lập Tổ công tác phát triển vùng nguyên liệu, sản xuất và tiêu thụ, xuất khẩu các sản phẩm nông sản của huyện; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, định hướng nông dân, HTX, doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi. Đồng thời, tham mưu cho huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp với các xã, thị trấn rà soát diện tích đất có thể phát triển mở rộng vùng nguyên liệu.

Bên cạnh đó, huyện tổ chức các hội nghị bàn giải pháp phát triển một số cây trồng chủ lực trên địa bàn, gồm: Cà phê, mắc ca, sắn, xoài, nhãn, ngô, na và dâu tây, có sự tham gia của các doanh nghiệp và HTX. Trong quá trình liên kết, người sản xuất tuân thủ nghiêm kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn của nhà máy chế biến. Doanh nghiệp thực hiện đúng, đầy đủ các điều khoản ký kết và cam kết thu mua sản phẩm theo giá đã công bố. Các cơ quan chức năng tăng cường quản lý nhà nước, đảm bảo mối liên kết chặt chẽ giữa nhà nông - nhà nước - nhà doanh nghiệp.

Xây dựng vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến đã góp phần thúc đẩy nông nghiệp huyện Mai Sơn chuyển dịch đúng định hướng, tăng giá trị thu nhập bình quân trên đơn vị diện tích đất canh tác. Huyện đang tiếp tục vận động nông dân, các HTX liên kết, nhân rộng các mô hình sản xuất theo chuỗi an toàn đối với các nông sản chế biến khác; áp dụng các cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút các doanh nghiệp liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ, chế biến.

Trong thời gian tới, tỉnh Sơn La tiếp tục tập trung thâm canh để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, xây dựng và phát triển hiệu quả các vùng nguyên liệu tập trung, cơ giới hóa đồng bộ, nâng cao năng lực chế biến và bảo quản nông sản theo các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu chuẩn chất lượng và mã vùng nguyên liệu từ đó góp phần tăng giá trị sản phẩm nông sản của tỉnh. Mời gọi, tạo cơ chế chính sách cũng như tạo điều kiện tốt nhất để thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Từ đó, góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh công nghiệp chế biến sâu trong lĩnh vực nông nghiệp, hướng tới xây dựng tỉnh Sơn La thành trung tâm chế biến nông sản vùng Tây Bắc.

 

 

Lê Hồng 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline