Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 04/07/2025 02:07

Tin nóng

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 04/07/2025

Phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả phục vụ xuất khẩu

Thứ tư, 15/03/2023 12:03

TMO - Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đang đẩy mạnh việc xây dựng mã số vùng trồng cho vùng chuyên canh cây ăn quả chủ lực, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn thị trường xuất khẩu và có đầu ra ổn định hơn.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hiện tổng diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đạt hơn 13.700 ha, tăng hơn 1.400 ha so với năm 2021, chủ yếu tập trung ở một số loại cây có giá trị kinh tế cao như bưởi, chuối, xoài, sầu riêng... Theo đó, diện tích cây ăn quả chiếm hơn 23,3% tổng diện tích cây lâu năm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, bình quân năng suất đạt gần 12,6 tấn/ha với tổng sản lượng trên 130 nghìn tấn/năm. Huyện Châu Đức là địa phương có diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất tỉnh với hơn 5.000 ha, tăng hơn 500 ha so với năm trước. Trong đó, bơ và sầu riêng chiếm diện tích lớn nhất. 

Trước thực trạng diện tích cây ăn quả tăng nhanh, ngoài việc khuyến cáo người dân không ồ ạt mở rộng diện tích, để nâng cao giá trị cũng như ổn định đầu ra, ngành nông nghiệp tỉnh đang hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân hình thành các vùng chuyên canh, trồng theo tiêu chuẩn, xây dựng mã số vùng trồng cho cây ăn quả chủ lực nhằm đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. 

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả gắn với quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. 

Toàn hiện hiện có 1.675 ha diện tích trồng nhãn, phân bố chủ yếu tại các huyện Xuyên Mộc, Đất Đỏ, thị xã Phú Mỹ và thành phố Vũng Tàu. Giống nhãn được trồng chủ yếu là nhãn xuồng cơm vàng, nhãn Ido...Cây nhãn cho năng suất trung bình 13,4 tấn/ha, với sản lượng ước tính khoảng 20.398 tấn. Trên địa bàn tỉnh hiện có 2 vùng trồng nhãn được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. 

Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp, hiện nay trên địa bàn tỉnh, diện tích trồng thanh long khoảng hơn 684ha tập trung chủ yếu tại huyện Xuyên Mộc, Châu Đức. Thanh long chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, chiếm 90% kim ngạch xuất khẩu thanh long, vì vậy, khi Trung Quốc mở cửa hoạt động, mua bán giữa hai nước thuận lợi hơn đã giúp giá thanh long tăng cao.

Đối với cây sầu riêng, toàn tỉnh có khoảng 1.149,8 ha trồng sầu, phân bố chủ yếu tại các huyện Châu Đức, Phú Mỹ, Đất Đỏ, Xuyên Mộc,...Giống sầu riêng sản xuất chủ yếu là sầu riêng Ri6, sầu riêng Thái. Cây sầu riêng cho năng suất trung bình 6-8 tấn/ha, với sản lượng ước tính khoảng 4.937 tấn. Mới đây, tỉnh có 5 vùng trồng sầu riêng, với diện tích 124,2ha được Tổng cục Hải Quan Trung Quốc phê duyệt mã số vùng trồng. 

Hiện nay, Bà Rịa – Vũng Tàu có 1.163ha diện tích trồng bưởi. Sản lượng khoảng 4.500 tấn/năm. Địa phương trồng bưởi chủ yếu là ở thị xã Phú Mỹ và huyện Châu Đức. Cơ cấu giống tại các vùng sản xuất tập trung chủ yếu là bưởi da xanh. Đến nay, toàn tỉnh đã có 4 vùng trồng bưởi da xanh đã được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu quả bưởi tươi đi thị trường Mỹ.  

Toàn tỉnh đã có 4 vùng trồng bưởi da xanh đã được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu quả bưởi tươi đi thị trường Mỹ.  

Địa phương này đang đẩy mạnh việc xây dựng mã số vùng trồng cho vùng chuyên canh cây ăn quả chủ lực, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn thị trường xuất khẩu và có đầu ra ổn định hơn. Đến nay, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có 12 vùng trồng cây ăn quả được cấp mã với tổng diện tích hơn 528ha, sản lượng ước trên 10.730 tấn và 2 cơ sở đóng gói nông sản đã được cấp mã. Tiếp tục triển khai chỉ đạo của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu, năm 2023, ngành Nông nghiệp tỉnh cũng sẽ đẩy mạnh hỗ trợ cấp mã số vùng trồng cho một số loại cây ăn quả chủ lực trên địa bàn tỉnh như thanh long, sầu riêng.  

Đồng thời, tỉnh đẩy mạnh triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGAP và hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất để có số lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao. Ngành nông nghiệp cũng đẩy mạnh công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn, kiểm tra, giám sát để nâng cao năng lực, nhận thức của người dân, doanh nghiệp tuân thủ, chuẩn hóa vùng trồng và cơ sở đóng gói.

Địa phương này tập trung phối hợp với các địa phương rà soát, đánh giá lại các vùng sản xuất có đủ điều kiện xuất khẩu để mở rộng thiết lập hồ sơ đăng ký mã số vùng trồng. Cập nhật thông tin đầy đủ lên cơ sở dữ liệu quốc gia về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói; tập huấn cho người dân, bố trí đầy đủ nguồn lực phục vụ thiết lập và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đáp ứng các yêu cầu quy định. Cùng đó, chỉ đạo đơn vị chuyên môn thực hiện tốt công tác giám sát sinh vật gây hại và hướng dẫn phòng trừ sinh vật gây hại tại vùng chuyên canh cây ăn quả bảo đảm các yêu cầu về kiểm dịch thực vật mà các thị trường nhập khẩu quan tâm; giám sát chặt chẽ việc ghi chép sổ nhật ký sản xuất (bón phân, dùng thuốc bảo vệ thực vật dư lượng thuốc bảo vệ thực vật,…)

 

 

Đức Lâm 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline