Hotline: 0941068156

Thứ ba, 26/11/2024 00:11

Tin nóng

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Thứ ba, 26/11/2024

Phát triển bền vững tài nguyên tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng

Thứ năm, 27/07/2023 19:07

TMO - Việc UNESCO công nhận Cao nguyên Kon Hà Nừng ở tỉnh Gia Lai là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đã mở hướng phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, trải nghiệm gắn với quản lý bền vững tài nguyên rừng. 

Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới và trở thành Khu dự trữ sinh quyển thứ 11 của Việt Nam nằm trong mạng lưới Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 15/9/2021. Trải rộng trên diện tích 413.511,67 ha bao gồm toàn bộ diện tích Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng và một phần diện tích của các huyện: Đak Đoa, Mang Yang, Kbang, Chư Păh, Đak Pơ và thị xã An Khê. 

Đây là nơi hiện có hệ sinh thái rừng còn tương đối nguyên vẹn, tính đa dạng sinh học phong phú bậc nhất Việt Nam và khu vực, đặc trưng cho hệ sinh thái, hệ động thực vật rừng của khu vực Tây Nguyên. Đây cũng là nơi chứa đựng kho tàng di sản văn hóa, lịch sử phong phú và đặc sắc với nhiều đặc trưng nổi bật về các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của cộng đồng các dân tộc thiểu số đang sinh sống tại Tây Nguyên.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng được đánh giá tính đa dạng sinh học phong phú bậc nhất Việt Nam.  

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng gồm 03 phân khu chức năng (vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp). Vùng lõi có diện tích 57.439,83 ha (gồm toàn bộ diện tích Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng) với mục tiêu chủ yếu là bảo tồn nghiêm ngặt sự đa dạng của cảnh quan, hệ sinh thái, các loài và các nguồn gen di truyền; vùng đệm có diện tích 152.693,98 ha; vùng chuyển tiếp có diện tích 203.377,86 ha.

Nơi đây xác định được 1647 loài thực vật bậc cao, 91 loài thực vật bậc thấp, 87 loài thú, 326 loài chim, 77 loài bò sát, 58 loài lưỡng cư, 321 loài côn trùng và nhiều nhóm động vật khác... đặc trưng cho hệ sinh thái rừng của các tỉnh Tây Nguyên. Có thể kể đến các loài thực vật như trầm hương, sao hải nam hay động vật gồm voọc chà vá chân xám, khướu Kon Ka Kinh, vượn đen má hung Trung Bộ, gà tiền mặt đỏ, hồng hoàng...Khu dự trữ sinh quyển này cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội và duy trì sự cân bằng sinh thái của khu vực Tây Nguyên và cả khu vực Trung Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

Trong đó, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có diện tích 41.913,78 ha với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhiều loài cây quý hiếm, đường kính lớn, các loài động vật hoang dã nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Các loài động-thực vật ở đây rất đa dạng, phong phú với khoảng 1.754 loài thực vật bậc cao; 91 loài thực vật bậc thấp; 87 loài thú; 326 loài chim; 77 loài bò sát cùng nhiều loài thú quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng với hệ sinh thái đa dạng, độc đáo, bao gồm 881 loài và dưới loài thuộc 547 chi, 162 họ thực vật của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Nhiều loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam. 

Việc được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đã mở hướng phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch được cung ứng từ hệ sinh thái môi trường rừng như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, trải nghiệm gắn với quản lý bền vững tài nguyên rừng… qua đó tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, dựa vào cộng đồng.

HĐND tỉnh Gia Lai đã thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư phát triển rừng bền vững Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã tạo điều kiện để đơn vị từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật; thiết lập các tour, tuyến du lịch đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của du khách. Đặc biệt là các hoạt động huy động, tiếp cận nguồn lực quốc tế và quốc gia, cơ hội thu hút các dự án đầu tư để thực hiện chương trình, dự án về hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, các giá trị văn hóa; khai thác các tiềm năng, lợi thế về du lịch nhằm phục vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn. 

Thác K50 nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng là điểm đến lý tưởng cho du khách muốn trải nghiệm khung cảnh núi rừng. 

Tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, tỉnh định hướng sẽ giao toàn bộ diện tích rừng cho Công ty TNHH một thành viên Trạm Lập và Đak Rong về cho đơn vị quản lý, đồng thời chuyển toàn bộ phần diện tích này thành rừng đặc dụng. Cùng với công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học sẽ được triển khai tốt hơn. Bên cạnh nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ, giám sát đa dạng sinh học đối với những loài động-thực vật quý hiếm, thúc đẩy phát triển sinh kế gắn với sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững thông qua việc hỗ trợ khoán bảo vệ rừng cho các nhóm hộ, cộng đồng dân cư vùng đệm, xây dựng các mô hình phát triển sinh kế hộ gia đình, tham gia phát triển các loại hình du lịch, dịch vụ. 

Ngoài việc tập trung các giải pháp giữ rừng ổn định, 2 vùng lõi là Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng sẽ được quản lý theo hướng mở, tập trung triển khai các mô hình cải thiện sinh kế như: trồng dược liệu dưới tán rừng, tạo điều kiện để người dân tham gia phát triển du lịch sinh thái; mở rộng diện tích giao khoán quản lý, bảo vệ rừng. Cùng với đó, kêu gọi doanh nghiệp đến đầu tư phát triển du lịch, xây dựng mô hình kinh tế theo hướng “tăng trưởng xanh” nhằm phát huy những lợi thế, tiềm năng sẵn có hướng đến bảo vệ rừng bền vững, tạo sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân. 

Công tác bảo vệ rừng nhằm duy trì đa dạng sinh học tại các khu vực của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kon Hà Nừng được lực lượng chức năng chú trọng. Ảnh: HĐ. 

Cao nguyên Kon Hà Nừng được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho sự đa dạng về sinh thái. Nhiều vùng trong cao nguyên này có kiến tạo địa chất cổ và tối cổ, trên 2 triệu năm. Đồng thời, nơi đây có một quần thể thác nước lớn, nhiều miệng núi lửa còn rất rõ nét và có dấu vết của con người sinh sống hàng ngàn năm trở về trước. Ngoài ra, Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng còn chứa đựng kho tàng di sản văn hóa phong phú và đặc sắc với nhiều đặc trưng nổi bật về các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của cộng đồng các dân tộc thiểu số đang sinh sống tại đây.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng có đóng góp rất quan trọng trong bảo tồn cảnh quan, hệ sinh thái, các loài và nguồn gen di truyền của Gia Lai thông qua nhiều chương trình bảo tồn nguyên vị đa dạng sinh học ở hai vùng lõi (Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng). Đồng thời, hành lang liên kết giữa hai vùng lõi sẽ mở rộng phạm vi bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên và các giá trị đa dạng sinh học chứa đựng bên trong.

Ở quy mô vùng, Khu dự trữ sinh quyển thế giới này sẽ tạo nên hành lang đa dạng sinh học duy trì sự toàn vẹn và tổng thể các hệ sinh thái nhiệt đới còn lại của vùng Tây Nguyên nói riêng và của quốc gia nói chung. Khu dự trữ sinh quyển này cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và duy trì sự cân bằng sinh thái của không chỉ khu vực Tây Nguyên mà cả khu vực Trung Trung Bộ và Đông Nam Bộ của Việt Nam. 

UBND tỉnh Gia Lai cho biết, tỉnh cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định của UNESCO nhằm đảm bảo các tiêu chí và chức năng của một khu dự trữ sinh quyển thế giới, biến Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng thành mô hình phát triển kinh tế-xã hội bền vững của địa phương. Đồng thời, kết nối hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học với giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc; giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hiện nay, UBND tỉnh Gia Lai đã thành lập Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng thực hiện chức năng ham mưu, giúp UBND tỉnh chỉ đạo, vận hành Khu dự trữ sinh quyển tuân theo các quy định của Việt Nam và với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và sinh quyển (MAB) Việt Nam.

Việc quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các Công ước Quốc tế liên quan đến lĩnh vực đa dạng sinh học, buôn bán động vật hoang dã, biến đổi khí hậu... mà Việt Nam là thành viên. Cùng với đó, công tác quản lý được tiến hành theo phương châm “Tư duy hệ thống, quy hoạch cảnh quan, điều phối liên ngành, kinh tế chất lượng” do MAB Việt Nam khởi xướng cho mạng lưới khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam. Quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng phải tuân thủ 12 nguyên tắc tiếp cận hệ sinh thái (theo Công ước đa dạng sinh học). 

 

 

Đức Nghĩa 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline