Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 07:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương

Thứ hai, 13/03/2023 12:03

TMO - Cá ngừ đại dương là sản phẩm chủ lực trong ngành thủy sản Bình Định. Để duy trì nguồn lợi và phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương, tỉnh Bình Định đang triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, bảo quản cá ngừ đại dương.

Theo Chi cục Thủy sản Bình Định, toàn tỉnh với 3.243 tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên tham gia hoạt động khai thác xa bờ, trong đó gần một nửa hành nghề khai thác cá ngừ đại dương (1.450 tàu cá được cấp phép hoạt động khai thác nghề câu cá ngừ đại dương) với tổng sản lượng khai thác cá ngừ đại dương trong những năm gần đây ước đạt hơn 12.000 tấn/năm (chiếm hơn 50% sản lượng cá ngừ khai thác cả nước). Trong đó, thị xã Hoài Nhơn hiện có đội tàu cá lớn nhất tỉnh Bình Định với hơn 2.300 chiếc, chiếm 40% số lượng tàu của tỉnh, trong đó 90% tàu hoạt động trên các vùng biển xa với tổng công suất trên 1,3 triệu CV. Đây cũng là địa phương có đội tàu câu cá ngừ  đại dương tập trung lớn nhất cả nước, với hơn 1.300 tàu.

Thời gian qua, địa phương này đang đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ, giảm khai thác ven bờ hủy hoại nguồn lợi thủy sản, chuyển một bộ phận lao động khai thác hải sản ven bờ sang hoạt động các ngành nghề khác như du lịch, nuôi trồng thủy sản, trong đó chuyến đổi mạnh sang nghề lưới vây và nghề câu cá ngừ đại dương. Tỉnh đã tập trung khuyến khích các lực lượng đánh bắt xa bờ tổ chức hợp tác và hỗ trợ, phối hợp nhau trong khai thác trên biển. Việc áp dụng khoa học công nghệ trong khai thác cá ngừ đại dương giúp cho ngư dân an tâm vươn khơi bám biển, đem lại lợi ích kinh tế thiết thực, cải thiện đời sống ngư dân. 

Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm đầu ra ổn định cho cá ngừ đại dương, Bình Định đã triển khai đề án “Tổ chức khai thác, bảo quản, thu mua, xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi”, do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản hỗ trợ. Trong khuôn khổ của dự án, JICA đã hỗ trợ 25 bộ thiết bị khai thác cá ngừ đại dương gồm máy thu câu và máy tạo xung cho ngư dân tỉnh Bình Định. 

Cùng với việc đầu tư ứng dụng nhiều thiết bị công nghệ mới để nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương, Sở NN&PTNT tỉnh đã phối hợp với các đơn vị trên địa bàn tỉnh xây dựng Dự án chuỗi liên kết khai thác, chế biến, tiêu thụ cá ngừ đại dương, thu mua sản phẩm cá ngừ đại dương chất lượng cao của 30 tàu khai thác cá ngừ của tỉnh nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Địa phương này hướng tới mục tiêu khai thác, chế biến cá ngừ hiệu quả, bền vững. Ảnh: TK. 

Đến nay, ngành nông nghiệp đã triển khai thực hiện mô hình sử dụng Nano trong bảo quản cá ngừ để làm cơ sở triển khai thực hiện Dự án chuỗi liên kết khai thác, tiêu thụ cá ngừ đại dương Bình Định và nhân rộng chuỗi liên kết cho tàu câu cá ngừ đại dương trong toàn tỉnh.  Trước đây, hầm bảo quản cá ngừ truyền thống của ngư dân chỉ cần trữ đá xay. Cách bảo quản này khiến thời gian cá tươi không lâu. Đối với hầm ứng dụng công nghệ Nano gồm 3 thiết bị là máy tạo khí nitơ, máy tạo bong bóng và máy tạo bọt khí Nano nitơ lắp đặt trên hầm bảo quản cá. Quá trình vận hành tách khí nitơ thành các phân tử kích thước nhỏ hơn rồi dẫn vào hầm chứa cá, trung hòa với nước biển và đá lạnh. Bọt khí Nano nitơ sinh ra sẽ khử toàn bộ oxy hòa tan trong nước, ngăn quá trình oxy hóa chất béo trong cá, giúp giữ được độ tươi. 

Trong thời gian tới, ngành thủy sản Bình Định sẽ tập trung phát triển khai thác cá ngừ đại dương ứng dụng công nghệ cao để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Đồng thời tập trung xây dựng trung tâm nghề cá của tỉnh tại vùng biển Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn. Tiếp tục triển khai có hiệu quả chuỗi liên kết thu mua và xuất khẩu cá ngừ đại dương. Đẩy mạnh công tác chống khai thác bất hợp pháp, chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu trên địa bàn tỉnh Bình Định. 

Việt Nam hiện có trữ lượng và tiềm năng khai thác lớn đối với cá ngừ - mặt hàng vốn được tiêu thụ rộng rãi tại nhiều quốc gia. Hiện có 9 loài cá ngừ phân bố ở các vùng biển Việt Nam, bao gồm nhóm cá ngừ đại dương và cá ngừ nhỏ ven bờ; trữ lượng ước tính khoảng 600.000 tấn, trong đó, cá ngừ sọc dưa chiếm hơn 50%; Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa là 3 tỉnh khai thác lớn nhất.  

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong năm 2022 đã thiết lập mức cao kỷ lục, đạt 1,02 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2021 và tăng 57,2% so với năm 2020. Theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan, các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đang được xuất khẩu đến 99 thị trường trên thế giới. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực gồm thịt/cá ngừ phi lê, cá ngừ chế biến, cá ngừ đóng hộp, cá ngừ tươi/đông lạnh/khô.

Để quản lý nguồn lợi cá ngừ đại dương hiệu quả, bền vững, có trách nhiệm và hội nhập nghề cá khu vực. Đặc biệt, hướng tới mục tiêu trở thành thành viên chính thức của  Ủy ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WCPFC), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang trình Dự thảo lấy ý kiến của các bộ, ngành và các đơn vị có liên quan về “Kế hoạch quản lý nghề khai thác cá ngừ đại dương Việt Nam đến năm 2030”.

 

 

Ngọc Ánh 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline