Hotline: 0941068156

Thứ tư, 08/05/2024 23:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 08/05/2024

Phát triển bền vững ngành nuôi yến, gia tăng kim ngạch xuất khẩu

Thứ sáu, 17/02/2023 14:02

TMO - Nghị định thư về xuất khẩu sản phẩm tổ yến sang Trung Quốc đã được ký, tuy nhiên để thuận lợi xuất khẩu, gia tăng kim ngạch tại thị trường này ngành nuôi yến tại Việt Nam cần đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý vùng nuôi, chất lượng tổ yến đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu.

Báo cáo của Cục Chăn nuôi cho thấy, nghề nuôi yến với mục đích thương mại là một hoạt động sản xuất mới xuất hiện từ năm 2004 ở một số tỉnh Nam bộ. Tuy nhiên, trong khoảng 10 năm trở lại đây, nghề này đã phát triển nhanh với nhiều loại hình và quy mô khác nhau. Theo thống kê, đến năm 2022 cả nước có 42/63 tỉnh, thành nuôi chim yến với 3.665 nhà yến. Các địa phương có số lượng nhà yến tăng nhanh nhất là Kiên Giang, Khánh Hòa và Lâm Đồng. Tỉnh có số lượng nhà yến lớn nhất là Kiên Giang với 2.995 nhà yến, tiếp đến là Bình Định 1.722 nhà yến.

Các vùng: ĐBSCL, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có 100% số tỉnh có nghề nuôi yến. Nhiều nhất là khu vực ĐBSCL với 10.572 nhà yến, chiếm 44,67%. Tiếp đến là vùng Nam Trung Bộ với 5.965 nhà yến, chiếm 25,21%; vùng Đông Nam Bộ với 4.958 nhà yến, chiếm 20,95%; vùng Tây Nguyên với 1.969 nhà yến, chiếm 8,32%. Theo Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2030, sản lượng yến dự kiến đạt 350-400 tấn, với giá trị khoảng trên 1 tỷ USD.

Mặc dù phát triển mạnh, song ngành nuôi yên tại Việt Nam còn thiếu tính liên kết và chưa truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. 

Tuy nhiên, Cục Chăn nuôi cho biết, thời gian qua, việc nuôi chim yến đang phát triển mang tính tự phát là chủ yếu, khoảng 90% cơ sở nuôi chim yến nằm xen lẫn trong khu dân cư. Nghề yến chưa xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, chưa có giá trị cao đúng với giá trị thực vì chủ yếu xuất thô và tiểu ngạch. Đồng thời, nghề này chưa xây dựng được kế hoạch sản xuất, thiếu tính liên kết và chưa truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

Một số tỉnh người dân đầu tư xây dựng nhà yến rất kiên cố ngay trong khu vực đông dân cư với chi phí rất cao, đặc biệt cuối năm 2019 việc xây mới nhà nuôi yến, cơi nới trên nhà ở phát triển tràn lan, tự phát, việc xây nhà ở sau đó chuyển thành nhà nuôi yến khiến chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn khó kiểm soát làm ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội và an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường.

Theo thống kê, thị trường yến sào thế giới ước khoảng 5 tỷ USD với tổng sản lượng khoảng 2.800 tấn. Trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu yến sào lớn nhất thế giới (chiếm 82% thị phần). Hàng năm Trung Quốc nhập khẩu trên 2.000 tấn. Việt Nam đứng cuối về sản lượng trong 4 nước được xuất khẩu chính ngạch yến sào vào Trung Quốc với 120 tấn, sau Indonesia (khoảng 1.600 tấn), Malaysia (590 tấn), Thái Lan (390 tấn). 

Để gia tăng kim ngạch xuất khẩu tổ yến, ngành hàng này cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng đặc biệt là mã định danh và truy xuất nguồn gốc. Ảnh: TTX. 

Ngày 9/11/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sản phẩm tổ yến sang Trung Quốc. Tuy nhiên, trong Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sản phẩm tổ yến sang Trung Quốc, yêu cầu sản phẩm tổ yến xuất khẩu phải có sự giám sát theo chuỗi sản phẩm, có thể truy xuất nguồn gốc từ gây nuôi, khai thác, sơ chế, chế biến, bảo quản, đóng gói, ghi nhãn đến sản phẩm cuối cùng, đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

Do đó, Cục Chăn nuôi nhấn mạnh để phát triển ngành nuôi yến, hướng tới mục tiêu gia tăng kim ngạch xuất khẩu cần tổ chức sản xuất và quản lý yến theo chuỗi giá trị; Phải gắn mã định danh và thực hiện truy xuất nguồn gốc; Phải đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn đối với cơ sở nuôi yến, đối với sản phẩm tổ yến. Trong đó, việc sớm ban hành hướng dẫn về đăng ký và cấp mã số cơ sở nuôi chim yến cũng đang được các địa phương và doanh nghiệp mong đợi để có thể sớm bắt tay vào xuất khẩu chính ngạch tổ yến sang Trung Quốc. Nhiều doanh nhân ngành yến bày tỏ mong muốn có thể xuất khẩu chính ngạch những lô hàng tổ yến sang Trung Quốc ngay trong năm nay.

Bên cạnh đó, ngành hàng này cần xây dựng xây dựng và tiêu chuẩn hóa thương hiệu quốc gia về sản phẩm tổ yến; cam kết mạnh mẽ về hợp tác giữa doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tổ yến với người nuôi chim yến; sự ủng hộ vào cuộc giữa các cơ quan Trung ương, chính quyền địa phương nhằm thúc đẩy thị trường xuất khẩu tổ yến chính ngạch.

 

 

 

Đỗ Hằng 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline