Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 05:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

[Phát triển bền vững] Cần chuyển đổi, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn

Thứ sáu, 12/04/2024 20:04

TMO - Chuyển đổi xanh cần có lộ trình phù hợp, tính đến điều kiện đặc thù và năng lực khác nhau của các địa phương. Do đó, các địa phương trên cả nước cần nêu cao tinh thần đoàn kết, hợp tác, có sự chia sẻ, hài hòa lợi ích vì mục tiêu chung của Chính phủ.

Theo các chuyên gia, năng lượng xanh, bền vững sẽ là bài toán phức tạp nhất đối với các nền kinh tế muốn phát triển các ngành công nghệ mới trong thời gian tới. Vấn đề cấp bách hiện nay là biến các cam kết thành hành động; biến các ý tưởng, sáng kiến thành nguồn lực; biến mong muốn, tầm nhìn thành những kết quả cụ thể để không nước nào bị bỏ lại phía sau trong nỗ lực xanh hóa nền kinh tế toàn cầu một cách bền vững. Do đó, các chuyên gia đề xuất, Chính phủ và các địa phương cần xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ, toàn diện và cách tiếp cận phù hợp, để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh, trước mắt cho phép thí điểm các mô hình kinh tế mới, theo hướng xanh, bền vững. Chuyển đổi xanh cần có lộ trình phù hợp, tính đến điều kiện đặc thù và năng lực khác nhau của các địa phương (chẳng hạn địa phương có thế mạnh về nông nghiệp sẽ cần có những yêu cầu và lộ trình khác địa phương đã có nền tảng phát triển công nghiệp). Do đó, các địa phương trên cả nước cần nêu cao tinh thần đoàn kết, hợp tác, có sự chia sẻ, hài hòa lợi ích vì mục tiêu chung của Chính phủ.

Đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên môi trường. Ảnh minh họa.

Phát biểu trong Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024 (Vietnam Connect Forum) lần thứ 4 vừa được tổ chức mới đây tại TP. Hải Phòng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, thế giới đang đứng trước thách thức lớn nhất là lựa chọn chuyển đổi mô hình phát triển dựa vào tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, và dù càng phát triển thì những vấn đề xã hội vẫn không giải quyết được như: môi trường, an ninh lương thực, nguồn nước, bất bình đẳng, chênh lệch giàu nghèo…  Điều đó đòi hỏi các quốc gia phát triển và đang phát triển phải cùng hành động để đạt được một số mục tiêu. Kinh tế xanh, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp đã trở thành nhiệm vụ, xu thế không thể đảo ngược để bảo vệ trái đất và nhân loại.

Theo Phó Thủ tướng, Việt Nam đã chủ động tham gia rất sớm các thoả thuận quốc tế về môi trường, biến đổi khí hậu và lựa chọn mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức… hay các cam kết quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải ròng khí nhà kính. Lần đầu tiên tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng đã thể hiện rõ ý chí của Việt Nam trong việc lựa chọn mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Tại COP 26, Việt Nam cũng đã đưa ra mục tiêu cam kết về Net Zero bằng 0 vào năm 2050, dù ngay cả với các nước phát triển đây vẫn là một thách thức lớn. "Đã đến lúc phải hiện thực hoá, chuyển nhanh từ nhận thức sang hành động theo nguyên tắc tất cả các nước phải cùng nhau hành động trong ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi mô hình phát triển, bằng suy nghĩ toàn cầu, hành động từ mỗi người, mỗi địa phương, mỗi quốc gia", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng cho biết, thời gian qua, Việt Nam đã có những nghị quyết, chiến lược, kế hoạch quan trọng, cơ chế, pháp luật cụ thể về bảo vệ môi trường, chuyển đổi năng lượng nhằm kiến tạo môi trường pháp lý, chính sách phát triển năng lượng tái tạo; đồng thời kết nối với các sáng kiến quốc tế để thực hiện giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (Net Zero); thu hút sự tham gia doanh nghiệp và người dân vào kinh tế tuần hoàn.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp là khởi đầu của mục tiêu phát triển bền vững, sử dụng tài nguyên tri thức, tài nguyên con người, cùng với phục hồi hệ sinh thái, môi trường tự nhiên. Đồng thời khẳng định, Việt Nam lựa chọn kinh tế xanh, bền vững, để kiến tạo những thay đổi tiếp theo, với sự đồng hành của doanh nghiệp. Chính phủ, các địa phương luôn lắng nghe các doanh nghiệp về chính sách, sự hỗ trợ cần thiết với sự tham gia của các tổ chức quốc tế, định chế tài chính toàn cầu. Theo Phó Thủ tướng, tiềm năng kinh tế xanh ở Việt Nam ở ngay trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, tín chỉ carbon chứ không chỉ là năng lượng tái tạo như điện gió ngoài khơi, công nghiệp xanh…. Mỗi người dân, doanh nghiệp cũng có thể là hạt nhân trong chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang kinh tế tuần hoàn trên con đường phát triển bền vững…/.

 

VŨ MINH

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline