Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 13:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Phát huy tiềm năng trong phát triển kinh tế biển

Thứ bảy, 23/07/2022 05:07

TMO - Tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, thời gian qua tỉnh Kiên Giang đã ưu tiên nguồn lực trong đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhằm hướng tới mục tiêu trở thành tỉnh trọng điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long về phát triển kinh tế biển.

Kiên Giang có vùng biển rộng hơn 63.200 km2, 143 hòn đảo lớn nhỏ và hơn 200 km chiều dài bờ biển. Địa phương này đang đẩy mạnh phát triển bền vững ngành kinh tế thủy sản. Kiên Giang là một trong những tỉnh có số lượng tàu khai thác nhiều nhất trong cả nước, khoảng 9.800 chiếc, chiếm hơn 10% cả nước.

Sản lượng khai thác hàng năm khoảng 600.000 tấn, chiếm 16% cả nước. Diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 270.000 ha, sản lượng hàng năm khoảng 300.000 tấn. Kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 700 triệu USD. Thu nhập bình quân đầu người cuối năm 2021 đạt 2.753 USD.

Kiên Giang chú trọng nâng cấp hạ tầng nghề cá để phát triển kinh tế thủy sản bền vững trong khai thác nguồn lợi này 

Trong giai đoạn 2020-2030, tỉnh Kiên Giang sẽ tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng nghề cá như: cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và trung tâm nghề cá lớn… phục vụ khai thác thủy sản trên ngư trường, góp phần phát triển kinh tế biển của tỉnh và chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045.

Địa phương này đang triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản, khu neo đậu tránh trú bão, nâng cấp, mở rộng các cảng cá ở các địa phương có biển... với tổng mức đầu tư ước đạt trên 645 tỷ đồng, ưu đãi tiếp cận chính sách bảo hiểm, chính sách tín dụng đối với các cơ sở đánh bắt hải sản với tổng số tiền trên 500 tỷ đồng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển, tỉnh đặt mục tiêu, kế hoạch năng lực tàu thuyền khai thác đến năm 2030 có tổng công suất khoảng 2,8 triệu CV, sản lượng khai thác đánh bắt thủy sản trên ngư trường hơn 430.000 tấn; trong đó sản phẩm khai thác xa bờ chiếm 58%. 

Kiên Giang đang triển khai hiệu quả đề án phát triển nuôi biển (Ảnh minh họa Nguyễn Linh)  

Tỉnh tập trung đẩy mạnh có hiệu quả đề án phát triển nuôi biển theo định hướng bền vững đến năm 2030, nâng dần tỷ trọng nuôi biển trong cơ cấu ngành thủy sản, cơ cấu lại đội tàu đánh bắt thủy sản theo quy định của Luật Thủy sản gắn với thực hiện đề án điều tra các ngành nghề khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng trên địa bàn tỉnh để làm cơ sở xác định các vùng đánh bắt, vùng bảo tồn, vùng tái sinh thủy sản...

Bên cạnh đó, Kiên Giang tập trung phát triển đô thị biển đặc trưng, như mở rộng phát triển không gian đô thị về phía biển, như thành phố Rạch Giá, Hà Tiên và một số đô thị ven biển khác, thật sự trở thành động lực phát triển kinh tế biển của từng địa phương, từng vùng của tỉnh. 

Kiên Giang có 143 hòn đảo, với 105 hòn đảo nổi lớn, nhỏ; trong đó có 43 hòn đảo có dân cư sinh sống. Hệ thống đảo, quần đảo của tỉnh có tiềm năng rất lớn về phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và những bãi tắm đẹp cùng với rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng nguyên sinh...

Trong tháng 6/2022, lượng khách du lịch đến Phú Quốc tăng đột biến. Trung bình mỗi ngày Phú Quốc đón khoảng 140 chuyến bay, hơn 40 chuyến phà, tàu cao tốc đi và đến, với hàng chục ngàn lượt khách. Các cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, vui chơi giải trí luôn đông khách.

Đại diện lãnh đạo thành phố Phú Quốc cho hay, sau khi du lịch gần như mở cửa hoàn toàn, trong 6 tháng qua khách du lịch đến Phú Quốc ước khoảng 1,4 triệu lượt, đạt hơn 70% kế hoạch năm; trong đó khách quốc tế là 46.200 lượt. Doanh thu ước đạt hơn 2.840 tỷ đồng, tăng trên 46% so với cùng kỳ, đạt 42% kế hoạch năm. 

Kiên Giang tiếp tục phát triển Phú Quốc thành trung tâm du lịch, dịch vụ  lớn của cả nước. Ảnh: Lục Tùng 

Theo UBND tỉnh, du lịch biển, đảo đã và đang trở thành động lực chính cho tăng trưởng ngành du lịch của tỉnh, góp phần đưa du lịch Kiên Giang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Thời gian qua, Kiên Giang hoàn thành, phê duyệt và triển khai thực hiện nhiều quy hoạch, chương trình, đề án, dự án khai thác tiềm năng, thế mạnh du lịch biển, đảo. Cảng biển, sân bay, hạ tầng du lịch vùng ven biển, hải đảo được đầu tư phát triển.

Tỉnh tiếp tục phát triển Phú Quốc thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của cả nước, khu vực và quốc tế, nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách đầu tư phát triển các cụm đảo Nam Du (Kiên Hải), Bà Lụa (Kiên Lương), Tiên Hải (Hà Tiên) để phát triển du lịch và dịch vụ có giá trị, chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ, cảng biển; hạ tầng kỹ thuật các khu và cụm công nghiệp; hạ tầng viễn thông, điện và nước ngọt, nhất là ở địa phương có biển, các xã đảo tiêu biểu, có vị trí chiến lược.

Ngoài ra, trong phát triển kinh tế biển, tỉnh triển khai thực hiện công tác quy hoạch, quản lý tài nguyên, môi trường ven biển, hải đảo. Huy động nhiều nguồn lực đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vùng ven biển, hải đảo, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nhiều dự án xây dựng kết cấu hạ tầng trọng điểm về giao thông, thủy lợi, điện, nước, cảng biển, sân bay, đường hành lang ven biển, khu neo đậu tàu thuyền, trường học, trạm y tế… cho các xã ven biển, hải đảo. Các chính sách an sinh xã hội triển khai đến các xã ven biển, hải đảo, đời sống vật chất và tinh thần nhân dân được nâng lên, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội vùng biển đảo.

Tỉnh tập trung đầu tư,phát triển hạ tầng kinh tế biển đặc biệt tại các xã biển, hải đảo. 

Theo UBND tỉnh, nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế biển là 111.000 tỷ đồng. Đã có 303 dự án đầu tư với tổng vốn trên 330.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách chiếm khoảng 30%. Tăng trưởng kinh tế biển 5 năm gần đây 7,78%, chiếm hơn 80% GRDP của tỉnh.

Tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, Kiên Giang xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp chặt chẽ với đảm bảo quốc phòng - an ninh, trọng tâm là đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế biển. 

 

 

Duy Hải 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline