Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/05/2024 14:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 18/05/2024

Phát huy, nâng cao vai trò của kinh tế tập thể, hợp tác xã

Thứ ba, 11/04/2023 07:04

TMO - Kinh tế tập thể, hợp tác xã là một mắt xích quan trọng trong phát triển nông nghiệp và nông thôn. Bằng việc cung ứng các dịch vụ nông nghiệp giúp bà con yên tâm sản xuất, cũng như giúp người dân và doanh nghiệp tìm thấy nhau..., hợp tác xã giải quyết bài toán đầu ra cho nông sản, tạo tiền đề để kinh tế nông thôn phát triển.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã cho biết, hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã khôi phục trong tất cả các ngành, lĩnh vực. Tính đến hết năm 2022, cả nước có gần 30.000 hợp tác xã (HTX), tăng hơn 2.000 HTX, tương ứng 7% so với năm 2021 và 125 Liên hiệp HTX (tăng 18 đơn vị-khoảng 17% so với năm 2021) cùng 71.000 tổ hợp tác.

Các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của khu vực kinh tế hợp tác đều tăng so với năm 2021. Thống kê của Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, HTX cho biết, tổng số thành viên khu vực kinh tế tập thể là gần 8 triệu thành viên, với trên 5,9 triệu thành viên của HTX, 851 HTX thành viên của liên hiệp HTX và trên 1 triệu thành viên tổ hợp tác. Tổng số lao động thường xuyên trong HTX năm 2022 là 976,3 nghìn người. So với năm 2021, doanh thu bình quân của HTX đạt gần 3,6 tỷ đồng, tăng 35%; lãi bình quân của 1 HTX đạt 366 triệu đồng (tăng 152 triệu đồng); thu nhập bình quân lao động thường xuyên trong HTX là 56 triệu đồng/người (tăng 4 triệu đồng, tăng khoảng 8%). Riêng trong quý I/2023, cả nước tiếp tục thành lập mới 562 HTX, giải thể 31 HTX, nâng tổng số HTX cả nước lên 29.909 HTX. Các tỉnh, thành phố có số HTX thành lập mới tiêu biểu như: Hà Nội (31 HTX), Bắc Giang (26 HTX) và Thái Nguyên (25 HTX).

Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã là một mắt xích quan trọng trong phát triển nông nghiệp và nông thôn. Ảnh: TH. 

Tuy nhiên, khu vực kinh tế tập thể nước ta đến nay chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Nhiệm vụ đổi mới và nâng cao hiệu quả khu vực này còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng kỳ vọng. Năng lực nội tại của HTX còn yếu, hiệu quả hoạt động chưa cao, mô hình tổ chức lỏng lẻo, chưa phù hợp; trình độ cán bộ quản lý HTX còn hạn chế. Trong bối cảnh mới, phong trào HTX còn gặp nhiều khó khăn và thách thức trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ngày càng khốc liệt; quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra rất nhanh ở khắp cả nước; hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi khu vực kinh tế tập thể phải có sự thay đổi và chủ động thích ứng...

Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (Ban Chỉ đạo) đặt mục tiêu trong năm 2023, cả nước sẽ có khoảng 73 nghìn tổ hợp tác với 1,1 triệu thành viên; 31 nghìn hợp tác xã với 6,7 triệu thành viên, 158 liên hiệp hợp tác xã với 870 hợp tác xã thành viên. Số hợp tác xã hoạt động đạt loại tốt, khá chiếm trên 60%. Tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã tốt nghiệp cao đẳng, đại học đạt trên 22,5%. Trên 2000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản; thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với nông sản. Đặc biệt, phấn đấu có khoảng 32% hợp tác xã nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị. 

Các chuyên gia cho rằng vai trò của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã là rất quan trọng, nhưng thực tế khu vực này là yếu nhất, do vậy phải có giải pháp phù hợp và hiệu quả. Từ đó, dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) cần quy định cụ thể về động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển. Đơn cử như phải có cơ chế để hợp tác xã thu hút nhân tài (cơ chế làm việc, tiền lương). Nhiều ý kiến cũng chỉ rõ, khu vực kinh tế tập thể hiện vẫn đang gặp khó khăn về vốn, từ đó đề xuất có thêm những cơ chế, chính sách để khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã thuận lợi hơn trong tiếp cận nguồn vốn. Ngoài ra là vấn đề chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn của kinh tế tập thể.

Các Bộ, ngành, địa phương cần tăng cường điều tra, khảo sát, nắm bắt khó khăn, vướng mắc của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã để kịp thời tham mưu các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ. Ảnh: HT. 

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban chỉ đạo nhấn mạnh kinh tế tập thể, hợp tác xã là thành phần kinh tế quan trọng, luôn được Đảng, Nhà nước khuyến khích phát triển. Nghị quyết số 20-NQ/TW khẳng định: “Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố và phát triển cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Khẳng định phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu, khách quan, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. 

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như chịu tác động của biến động thị trường; quy mô nguồn vốn nhỏ; trình độ cán bộ hạn chế, chậm chuyển đổi số… Một số chính sách còn chưa phù hợp với tính chất, quy mô và đặc điểm của mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã; nguồn lực triển khai chính sách chưa thực sự hiệu quả…

Do vậy, trong năm 2023, theo Phó Thủ tướng, khối lượng công việc của Ban Chỉ đạo là rất lớn, thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm: Đẩy mạnh triển khai và cụ thể hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW; Nghị quyết số 09/NQ-CP, ngày 2/2/2023 của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW; chương trình, kế hoạch thực hiện ở các bộ, ngành, địa phương và đôn đốc kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện đảm bảo thống nhất, xuyên suốt trong toàn hệ thống. Cùng với đó, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện khung khổ pháp lý, cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; trọng tâm là dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), các văn bản hướng dẫn thi hành và các cơ chế đặc thù hỗ trợ lĩnh vực kinh tế tập thể tạo tiền đề cho sự phát triển trong những năm tiếp theo…

Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan của Quốc hội nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến đóng góp, hoàn thiện Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV; Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn Luật, để đảm bảo tính kịp thời, đồng bộ trong quá trình triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã mới; Tránh tình trạng Luật phải chờ Nghị định, Thông tư mới đi vào cuộc sống.

Bộ Tài chính nghiên cứu, rà soát, đánh giá tổng thể các Luật về thuế để báo cáo Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung; trong đó cần có chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đặc thù, phù hợp với bản chất tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của các tổ chức kinh tế hợp tác. Ngân hàng Nhà nước rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức, hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân trong việc mở rộng địa bàn hoạt động, kết nạp thành viên mới; sửa đổi các quy định có liên quan, gây vướng mắc, chồng chéo với Luật Hợp tác xã; nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về cho vay nội bộ trong quá trình sửa đổi Luật Hợp tác xã. 

Xây dựng, phát hiện mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã hoạt động của hiệu quả từ thực tiễn theo lĩnh vực phụ trách để tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân rộng và tăng cường truyền thông, quảng bá các mô hình có tính mới, hoạt động hiệu quả, có sự lan tỏa rộng… Tăng cường điều tra, khảo sát, nắm bắt khó khăn, vướng mắc của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã để kịp thời tham mưu các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể, ưu tiên bố trí kinh phí, cán bộ theo dõi các nội dung về đổi mới kinh tế tập thể, hợp tác xã ở cơ quan, đơn vị từ Trung ương tới địa phương.

 

 

Vũ Long 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline