Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 05/05/2024 11:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 05/05/2024

Phát huy giá trị tài nguyên tại công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông

Thứ bảy, 15/10/2022 11:10

TMO - Với sự xuất hiện của các giá trị tiêu biểu về địa chất địa mạo, khảo cổ, văn hóa và đa dạng sinh học tại Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông, thời gian qua tỉnh Đắk Nông đã tăng cường triển khai các giải pháp nhằm bảo vệ kết hợp phát huy giá trị tài nguyên đặc trưng của khu vực này trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.

Công viên địa chất Đắk Nông có diện tích hơn 4.700km2, nằm trải dài trên địa bàn 6 huyện, thị xã gồm: Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong và thị xã Gia Nghĩa của tỉnh Đắk Nông, có khoảng 65 điểm di sản địa chất, địa mạo, bao gồm hệ thống gần 50 hang động với tổng chiều dài hơn 10.000 mét, các miệng núi lửa, thác nước…, trong đó có 7 điểm di sản địa chất tầm quốc tế.

Về giá trị địa chất, địa mạo, điểm đặc biệt nhất trong khu vực Công viên Địa chất Đắk Nông là hệ thống hang động trong đá bazan, phân bố ở khu vực Đray Sáp-Chư R'Luh, được phát hiện từ năm 2007. Hệ thống hang động núi lửa này đã được Hiệp Hội Hang động Núi lửa Nhật Bản xác lập kỷ lục Đông Nam Á về cả quy mô, độ dài và tính độc đáo... 

Ngoài ra, các hồ nước tự nhiên như hồ Ea Snô, hồ Tây...được tạo thành từ các sụt võng kiến tạo, các miệng núi lửa độc đáo và đặc trưng như Nâm Blang, Nâm Kar, Băng Mo.... và hệ thống các thác nước đẹp, hùng vĩ như thác Gia Long, thác Trinh Nữ, Dray Sáp. Bên cạnh đó, Công viên Địa chất Đắk Nông còn đa dạng và phong phú các mỏ và điểm quặng khoáng sản bauxit, antimon, thiếc sa khoáng, puzơlan, đá quý và đặc biệt là đá bán quý opal - chalcedon kích thước lớn.

Công viên Địa chất toàn cầu Đắk Nông sở hữu những giá trị tài nguyên độc đáo cần được đẩy mạnh bảo vệ và phát triển. Ảnh: Trần An 

Công viên Địa chất Đắk Nông còn là khu vực có bề dày văn hóa, lịch sử, với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể như: Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh tại Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; di tích cấp quốc gia đặc biệt Đường mòn Hồ Chí Minh và 5 di tích cấp quốc gia khác như: Ngục Đắk Mil, Căn cứ kháng chiến B4 – Liên tỉnh IV, Di tích lịch sử lưu niệm N'Trang Gưh, Địa điểm Chiến thắng Đồi 722 – Đắk Sắk, Địa điểm bắt liên lạc khai thông đường Hồ Chí Minh đoạn Nam Tây Nguyên đến Đông Nam Bộ.

Tại Công viên Địa chất Đắk Nông, Khu Bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung, Vườn quốc gia Tà Đùng, rừng đặc dụng - cảnh quan Đray Sáp và một phần phía nam của Vườn quốc gia Yok Đôn (xã Ea Pô, huyện Cư Jút) là những nơi lưu giữa các giá trị đặc trưng về đa dạng sinh học.

Hệ thống động thực vật trong Công viên Địa chất rất phong phú với nhiều giống, loài quý hiếm, có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới như: Voi, hổ, bò rừng và nhiều loài linh trưởng (Voọc Đen má trắng, Chà Vá chân đen, bò sát, chim Hồng Hoàng, Gà tiền mặt đỏ)...; Sồi Ba cạnh, Đỉnh Tùng, Sao, Trắc, Giáng Hương, Căm xe... Đây là tiềm năng lớn để Công viên Địa chất phát triển các mô hình du lịch sinh thái, thám hiểm, nghiên cứu về đa dạng sinh học. 

Với các giá trị tiêu biểu ở trên, tháng 7/2020, Công viên địa chất Đắk Nông được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Nhằm xây dựng và phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông theo định hướng chung của UNESCO, thời gian qua, các địa phương trong vùng công viên địa chất đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai các nhiệm vụ được giao. 

Hiện nay, Đắk Nông đã xây dựng 3 tuyến du lịch trong vùng công viên địa chất Đắk Nông. Cùng với đó, tỉnh đầu tư hoàn thiện các hệ thống cơ sở vật chất tại các điểm tham quan du lịch; tập trung đẩy mạnh đầu tư, hỗ trợ phát triển các mô hình hợp tác xã sản xuất, bảo tồn nghề truyền thống đảm bảo theo chất lượng, tiêu chuẩn, cung ứng sản phẩm cho khách du lịch đến tìm hiểu, tham quan, trải nghiệm, hướng tới mục tiêu tạo thương hiệu du lịch Đắk Nông.

Tận dụng những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tỉnh Đắk Nông đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực Công viên Địa chất 

Thời gian qua, tỉnh Đắk Nông chủ động tìm cơ hội phát triển các giá trị Công viên địa chất toàn cầu. Theo đó, trong năm 2021, Đắk Nông đã đề xuất và bảo vệ thành công hồ sơ đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế về Hang động núi lửa lần thứ 20 năm 2022 (ISV20). Hội nghị sẽ được tổ chức từ ngày 21 - 26/11/2022 tại TP.Gia Nghĩa.

Đây là một sự kiện đối ngoại quan trọng, không chỉ giúp địa phương giới thiệu, quảng bá hiệu quả hệ thống hang động núi lửa - di sản địa chất mang tầm quốc tế trong vùng Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, mà còn thu hút các nhà khoa học trong và ngoài nước đến nghiên cứu, làm giàu thêm các giá trị của di sản địa chất độc đáo này.

Vừa qua trong khuôn khổ của Hội nghị Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 7 (APGN 7) diễn ra tại Satun, Thái Lan, Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông đã có hàng loạt các hoạt động quan trọng. Cụ thể, Đắk Nông đề xuất thành lập nhóm chuyên đề về hang động núi lửa trong Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương được ghi nhận và đánh giá cao tại APGN 7 với mục đích chia sẻ kinh nghiệm về công tác bảo tồn, khai thác và phát huy bền vững các giá trị của di sản địa chất độc đáo này.

Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện với Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Maros Pangkep - Indonesia. Hoạt động hợp tác dự kiến sẽ được tổ chức trên nhiều lĩnh vực, với các hoạt động phong phú, như: giao lưu, trao đổi đoàn giữa học sinh các trường trong vùng di sản, hội trại Công viên Địa chất toàn cầu, diễn đàn trao đổi ý tưởng và kinh nghiệm về bảo vệ di sản; truyền thông về khoa học địa chất, phát triển du lịch địa phương,… Ngoài các hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học, Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông còn chú trọng xây dựng, tổ chức các hoạt động giao lưu, quảng bá toàn cầu. 

 

 

Minh Vân 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline