Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 18/01/2025 18:01
Chủ nhật, 16/01/2022 20:01
New Zealand – Các nhà khoa học vừa phát hiện những quần thể vi sinh vật đa dạng nằm sâu bên dưới Thềm băng Ross lớn nhất của Nam Cực và cách khu vực bờ biển hàng trăm km.
Trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Nature Communicatido mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện những quần thể vi sinh đa dạng có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ ở vùng biển tối tăm và lạnh giá nằm sâu bên dưới Thềm băng Ross. Khám phá này có thể giúp con người thêm hiểu biết về cách sự sống tồn tại trong những môi trường khắc nghiệt.
Các nhà khoa học tại Đại học Victoria Wellington đã sử dụng công nghệ khoan bằng nước nóng để khoan xuyên qua lớp băng dày 300 m bằng phép đo đạc của Tiến sĩ Craig Stevens - nhà hải dương học tại Viện nghiên cứu quốc gia về nước và khí quyển (NIWA) của New Zealand. Sau đó, nhóm nghiên cứu đã đưa một máy bơm chạy bằng pin xuống dưới lớp băng để lấy mẫu vi sinh vật và sử dụng kỹ thuật lập bản đồ gene để xác định số vi sinh vật này.
(Ảnh minh họa)
Đồng tác giả nghiên cứu, nhà vi sinh vật học Sergio Morales - Phó Giáo sư Đại học Otago, cho biết khám phá này rất thú vị vì các vi sinh vật tồn tại ở nơi hoàn toàn không có ánh sáng Mặt Trời, nguồn năng lượng được coi là trung tâm duy trì sự sống của đại dương. Ông Morales cho rằng hoạt động của quần thể vi sinh vật này là nền tảng cho tất cả các hệ sinh thái của Trái Đất.
Do vậy, việc vén bức màn bí ẩn về sự sống ở nơi tăm tối và lạnh giá dưới đáy đại dương này sẽ giúp khám phá sự sống ở mọi nơi. Theo nhà khoa học này, mặc dù thiếu ánh sáng Mặt Trời, các sinh vật vẫn tồn tại bằng cách hấp thu năng lượng từ nitrit, amoni và các hợp chất lưu huỳnh, cũng như có thể tìm kiếm năng lượng từ các nguồn hữu cơ.
Lan Hương
Bình luận