Hotline: 0941068156

Thứ tư, 24/04/2024 05:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ tư, 24/04/2024

Pháp trải qua đợt hạn hán kỷ lục trong vòng 60 năm qua

Thứ sáu, 05/08/2022 04:08

TMO - Cơ quan khí tượng của Pháp cho biết, quốc gia này vừa trải qua tháng 7 khô hạn nhất trong lịch sử, làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu nước. Pháp đang trải qua một mùa nắng nóng kinh hoàng với nhiệt độ cao lên tới 40 độ C và cháy rừng liên tục.

Theo cơ quan khí tượng Pháp, lượng mưa đo được tại nước này trong tháng 7 vừa qua chỉ đạt 9,7 milimet, giảm 84% so với mức trung bình của tháng 7 trong giai đoạn từ năm 1991-2022. Tháng 7 vừa qua trở thành tháng khô hạn nhất ở nước này kể từ năm 1959, cũng là tháng nóng thứ 4 kể từ năm 1990.

Bên cạnh đó, 5 khu vực ở tây nam nước Pháp đã phải ban bố cảnh báo “nóng cực đoan” và khắp cả nước được cảnh báo hạn hán sau những đợt nóng liên tiếp và không có mưa. Một số thành phố, trong đó có Nice và Marseille, không có một giọt mưa nào trong suốt tháng 7. Toàn bộ 96 vùng ở khắp lãnh thổ lục địa của Pháp đã áp đặt các biện pháp hạn chế nước nhằm đối phó với hạn hán.

Nắng nóng đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của nhiều quốc gia tại Châu Âu, đặc biệt là tại Pháp. Ảnh" Global Times 

Các cảnh báo về cháy rừng tiếp tục được tăng cường tại nhiều khu vực ở Pháp. Các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng hay cắm trại hè gần như đã bị cấm hoàn toàn. Theo số liệu thống kê, đợt nắng nóng kéo dài giữa tháng 7 vừa qua đã thêu rụi gần 21.000 ha rừng tại tỉnh Gironde ở phía Tây nước Pháp, đồng thời khiến khoảng 36.000 người phải đi sơ tán.

Người dân Pháp được khuyến cáo hạn chế sử dụng nước bằng cách tránh rửa xe tại nhà, hạn chế tưới cây hoặc trữ nước trong bể bơi. Tại nhiều nơi, các hoạt động này thậm chí bị cấm với mức phạt lên đến 450 euro (khoảng 10,7 triệu VNĐ).

Việc thiếu nước cũng đã làm giảm ít nhất 50% hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nắng nóng cùng khô hạn đã làm các loại hoa quả, lúa mì hay ngũ cốc… chín sớm và bị giảm sản lượng. Cơ quan khí tượng Pháp cảnh báo, tình trạng khô hạn sẽ trầm trọng thêm khi nước Pháp có thể bước vào một đợt nắng nóng mới trong tháng 8/2022.

 

 

 

Thu Thảo 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline