Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/05/2024 14:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 18/05/2024

Pháp công bố kế hoạch triển khai các cam kết về khí hậu

Thứ tư, 27/09/2023 07:09

TMO - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa công bố kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính và đáp ứng các cam kết liên quan đến khí hậu của nước này trong vòng 7 năm tới. 

Tổng thống Pháp cho biết, mục tiêu của quốc gia này là giảm 55% lượng khí thải vào năm 2030 so với mức của năm 1990, phù hợp với mục tiêu của Liên minh Châu Âu (EU). Để đạt được điều đó, đất nước phải thúc đẩy các kế hoạch nhanh hơn gấp đôi so với trước đây. Pháp cần phải thành công trong việc giảm lượng khí thải 5% mỗi năm trong giai đoạn 2022-2030, để  có thể so sánh với mức giảm 2% mỗi năm trong 5 năm qua. Toàn bộ chiến lược này sẽ cho phép chúng ta giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, chủ yếu là than, dầu và khí đốt... từ 60% xuống 40% vào năm 2030.

Hai nhà máy đốt than còn lại của nước này sẽ ngừng hoạt động và chuyển đổi sang năng lượng sinh khối, được sản xuất bằng cách đốt gỗ, thực vật và các vật liệu hữu cơ khác, vào năm 2027. Các nhà máy than hiện chiếm chưa đến 1% sản lượng điện của Pháp. Hai nhà máy này dự định đóng cửa vào năm ngoái, nhưng khủng hoảng năng lượng do cuộc xung đột ở Ukraine và việc đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân của Pháp vì nhiều vấn đề khác đã khiến chính phủ phải trì hoãn quyết định này. Pháp dựa vào năng lượng hạt nhân để sản xuất hơn 60% điện năng - nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Hai nhà máy đốt than còn lại của Pháp sẽ ngừng hoạt động và chuyển đổi sang năng lượng sinh khối vào năm 2027. 

Về việc tăng cường sử dụng xe điện, Chính phủ sẽ công bố một hệ thống do nhà nước tài trợ vào tháng 11 để cho phép các hộ gia đình có thu nhập khiêm tốn thuê ô tô điện do châu Âu sản xuất với giá khoảng 100 euro (106 USD) mỗi tháng. Đến năm 2027, Pháp sẽ sản xuất ít nhất 1 triệu xe điện và mở 4 nhà máy sản xuất pin ở phía Bắc đất nước. Ngoài ra, 13 dự án tàu hỏa đi lại xung quanh một số thành phố lớn sẽ nhận được gói 700 triệu euro từ nhà nước để cho phép những người hiện đang sử dụng ô tô sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Trước đó, Tổng thống Pháp đã công bố một loạt ưu đãi nhằm hỗ trợ các ngành công nghiệp đổi mới và chuyển đổi sang công nghệ xanh hơn, bao gồm các khoản tín dụng thuế trong các lĩnh vực sản xuất như pin, ô tô điện, năng lượng hydro và gió, cũng như đẩy nhanh việc cấp phép cho các dự án công nghiệp. Pháp sẽ đầu tư thêm 7 tỷ euro vào năm tới cho quá trình chuyển đổi khí hậu và năng lượng.

Tháng 11 tới, 50 khu công nghiệp gây tổn hại đến khí hậu nhất của đất nước sẽ chính thức tham gia lộ trình giảm 45% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030. 50 khu công nghiệp này chiếm khoảng 10% tổng lượng phát thải khí nhà kính của Pháp.

 

 

Minh Vân 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline