Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 10:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Papua New Guinea kêu gọi quốc tế hỗ trợ sau vụ lở đất kinh hoàng

Thứ ba, 28/05/2024 07:05

TMO - Trung tâm Thảm họa Quốc gia Papua New Guinea đã chính thức kêu gọi sự trợ giúp quốc tế sau vụ lở đất xảy ra ngày 24/5 tại một ngôi làng hẻo lánh ở phía Bắc nước này đã chôn vùi hơn 2.000 người. 

Trung tâm Thảm họa Quốc gia Papua New Guinea cho biết, địa hình nguy hiểm và khó khăn trong việc nhận viện trợ sẽ làm giảm khả năng tìm được nhiều người sống sót. Vị trí xa xôi và xung đột giữa các bộ tộc gần đó cũng cản trở nỗ lực cứu trợ. Số người bị chôn vùi tăng lên hơn 2.000 người. Ban đầu, số người thiệt mạng vì lở đất được cho là 670 người. 

Trước đó, cơ quan của Liên Hợp Quốc cho hay, con số tử vong có thể tăng lên do các nỗ lực cứu hộ đang diễn ra. Tuy nhiên, rất khó xác định chính xác tổng số dân địa phương vì cuộc điều tra dân số đáng tin cậy gần đây nhất là vào năm 2000, chưa kể nhiều người sống ở các ngôi làng miền núi xa xôi. Nước này gần đây cho biết sẽ tiến hành một cuộc điều tra dân số mới vào năm 2024. 

Công tác tìm kiếm thi thể các nạn nhân trong vụ sạt lở đất vẫn đang được tiến hành. 

Các đội cứu hộ khẩn cấp do nhân viên quốc phòng Papua New Guinea dẫn đầu đã có mặt ở phía Bắc đất nước nhưng các thiết bị hạng nặng cần thiết cho việc giải cứu vẫn chưa đến được ngôi làng hẻo lánh vì con đường chính vẫn bị cắt đứt và cách duy nhất để tới đó là trực thăng.  

Bộ trưởng Quốc phòng Papua New Guinea Billy Joseph và Giám đốc Trung tâm Thảm họa Quốc gia của chính phủ Laso Mana đã bay tới Yambali, để đánh giá trực tiếp tình hình và xác định phương án cứu trợ. Chính quyền Papua New Guinea đã chi 130.000 USD để mua vật tư khẩn cấp cho 4.000 người sống sót phải di dời. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Australia cho biết nước này đang chuẩn bị gửi máy bay và các thiết bị khác để hỗ trợ công tác tìm kiếm và cứu hộ những người bị mắc kẹt.  

Vụ lở đất xảy ra tại ngôi làng hẻo lánh Kaokalam, cách thủ đô Port Moresby khoảng 600 km về phía Tây Bắc, vào khoảng 3h sáng giờ địa phương ngày 24/5. Papua New Guinea là nơi sinh sống của khoảng 10 triệu người. Địa hình đồi núi rộng lớn và thiếu đường sá khiến việc tiếp cận khu vực bị ảnh hưởng trở nên khó khăn.

 

 

Lê Chi 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline