Hotline: 0941068156

Thứ ba, 14/05/2024 16:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ ba, 14/05/2024

Pakistan dùng mưa nhân tạo chống ô nhiễm không khí

Thứ sáu, 22/12/2023 07:12

TMO - Chính quyền tỉnh Punjab, Pakistan đã sử dụng mưa nhân tạo để chống ô nhiễm không khí đang gây hại cho sức khỏe người dân ở thành phố Lahore.

Các máy bay được trang bị thiết bị tạo mây nhân tạo đã bay trên 10 khu vực của thành phố Lahore, sử dụng kỹ thuật tạo mây, cụ thể là phun muối vào các đám mây, những tinh thể muối sẽ thúc đẩy việc ngưng tụ hình thành nên mưa. Thành phố đông dân thứ hai này của Pakistan, với hơn 13 triệu dân, đã đóng cửa hàng loạt trường học, công viên, trung tâm thương mại và văn phòng làm việc sau khi chỉ số chất lượng không khí (AQI) tăng vọt lên hơn 400.

Tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại thành phố Lahore. 

Vào mùa hè, muối ăn thông thường trộn với nước được phun lên các đám mây từ máy bay. Sau vài giờ, sương mù hòa nhập với mây và tạo ra mưa. Vào mùa đông, các đám mây được gieo hạt bằng các mảnh iodua bạc, có thể được bắn ra từ máy bay. Phương pháp này đã được sử dụng để gây mưa ở một số quốc gia ở Trung Đông, cũng như Trung Quốc và Ấn Độ.

Bộ trưởng phụ trách môi trường của tỉnh Punjab cho biết, việc gieo hạt trên đám mây đã thành công nhưng thừa nhận lượng mưa rất ít. Tuy nhiên, chất lượng không khí ở Lahore đã được cải thiện, AQI giảm từ hơn 300 xuống 189. Tuy vậy, lợi ích từ hành động này chỉ kéo dài vài ngày trước khi mức độ ô nhiễm trở lại mức trước đó.

Thành phố Lahore, nơi phải đối mặt với những làn khói độc hại. Chỉ số chất lượng không khí PM2.5, chứa các hạt gây ung thư và xâm nhập vào máu qua đường hô hấp, vào cuối tuần vừa qua đã vượt cao hơn 66 lần so với ngưỡng nguy hiểm của Tổ chức Y tế Thế giới.  Trước đó, các nhà chức trách ở tỉnh Punjab của Pakistan đã áp đặt tình trạng khẩn cấp về môi trường và sức khỏe ở ba thành phố – Gujranwala, Hafizabad và Lahore – cho đến khi tình hình được cải thiện. Ba thành phố cộng lại có hơn 15 triệu dân.

 

 

Minh Vân

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline