Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 29/03/2025 14:03

Tin nóng

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Những “cột mốc xanh” nơi đảo xa

Phòng chống dịch sởi: Rà soát tiêm chủng đảm bảo không bỏ sót đối tượng

Tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội hàm của “mô hình tăng trưởng mới”

Đảm bảo thống nhất, phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả Luật Địa chất và khoáng sản

Nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Thứ bảy, 29/03/2025

Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người

Thứ tư, 13/03/2024 14:03

TMO - Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Tại phiên họp của Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc (UNEA) tổ chức tại Nairobi (Thủ đô Kenya) vừa diễn ra, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Sức khỏe con người đang bị ảnh hưởng khi sức khỏe của hành tinh mà chúng ta sinh sống đang gặp nguy hiểm. Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và thường xuyên hơn không chỉ gây ra thương vong cho con người mà còn gây thiệt hại cho các cơ sở y tế và cơ sở hạ tầng thiết yếu khác”.

Ông Tedros cũng nhấn mạnh, nhân loại đang phải trả giá đắt từ tình trạng ô nhiễm không khí và nguồn nước. Bằng chứng là sự gia tăng các bệnh hiểm nghèo như ung thư phổi, hen suyễn, sỏi thận và các bệnh tim mạch. Biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân khiến các bệnh truyền nhiễm như sốt rét và sốt xuất huyết lây lan mạnh sang các khu vực mới. Cùng đó, các hoạt động buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp nếu không được khống chế hiệu quả, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền từ động vật sang người, vốn đang nổi lên như những rủi ro hàng đầu về an ninh y tế công cộng.

Ảnh minh họa. 

Đến nay, WHO đã hợp tác với các quốc gia thành viên để đẩy nhanh việc thực hiện các khuyến nghị tập trung vào khía cạnh môi trường, bao gồm chất lượng không khí, nước sạch và dinh dưỡng hợp lý. Ngoài ra, quan chức hàng đầu của WHO cũng nhấn mạnh tính cấp bách của các hành động đa phương để chấm dứt ô nhiễm nhựa, chuyển đổi hệ thống thực phẩm và ngăn chặn sự di chuyển của chất thải nguy hại nhằm tăng cường sức khỏe con người.

Báo cáo ngân sách Carbon toàn cầu cho thấy, lượng phát thải carbon dioxide (CO2) hóa thạch toàn cầu trong năm 2023 đã ở mức cao kỷ lục là 36,8 tỷ tấn; tăng 1,1% so với mức của năm 2022 và cao hơn 1,4% so với mức trước đại dịch Covid-19 (năm 2019). Đáng lo ngại là dự báo cho thấy, năm 2024 này, lượng khí thải CO2 toàn cầu có thể sẽ đạt tới 40,9 tỷ tấn. Điều đó báo động về một kịch bản biến đổi khí hậu trầm trọng hơn, với nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan tàn khốc hơn.

Đặc biệt, lượng khí thải từ than, vốn chiếm 41% lượng khí thải toàn cầu được dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng. Kịch bản tương tự cũng xảy ra với nhiên liệu dầu mỏ vốn chiếm 32% lượng khí thải toàn cầu. Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc cho biết, nếu muốn hạn chế mức tăng nhiệt không quá 1,5 độ C thì lượng khí thải trên thế giới phải giảm mạnh 43% từ nay đến năm 2030.

 

 

Thảo Vân 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline