Hotline: 0941068156

Thứ ba, 07/05/2024 16:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 07/05/2024

Nuôi kiến vàng để phòng ngừa sâu bệnh trên cây ăn quả

Thứ sáu, 27/10/2023 14:10

TMO - Nhằm hạn chế việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, người dân ở Hà Tĩnh đang áp dụng biện pháp nuôi kiến vàng trong các vườn cây có múi để phòng ngừa sâu bệnh, côn trùng phá hoại.

Thời gian gần đây, người dân trú tại thôn Đăng, xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh), đang bắt đầu áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên các loại họ cây có múi như: cam, chanh, bưởi… để hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, nhằm tiết giảm các chi phí, đồng thời không gây hại đến môi trường. Sau khi đưa các tổ kiến từ trên rừng về, kiến vàng được đựng trong các bao tải, sau đó treo ở các gốc cây, thức ăn là tép khô đựng trong chai nhựa cột vào cành cây để cho kiến ăn.

Kiến vàng sống theo bầy đàn và làm tổ trên cây bằng cách sử dụng tơ ấu trùng của bản thân để cuộn các lá cây lại với nhau. 

Theo người dân nơi đây, các loại cây cam, bưởi, chanh thường bị các loại sâu bệnh như: bọ xít, rệp sáp, sâu vẽ bùa… làm hỏng quả, kiến vàng rất có lợi trong vườn trái cây. Nó không chỉ có khả năng khống chế, tiêu diệt các loài côn trùng có hại cho cây trồng mà còn giúp tăng độ ngon ngọt cho phần ruột trái.

Bên cạnh đó, khi có mặt kiến vàng sẽ không còn bóng dáng của kiến hôi, là loại kiến đen làm cam quýt sượng và mất nước. Tuy nhiên, loài kiến này có tập tính tấn công con người nếu lỡ động chạm đến môi trường sống của nó. Vết cắn gây tổn thương nhẹ và cảm thấy đau buốt nhưng không gây độc.

Thức ăn của kiến vàng là tép khô đựng trong chai nhựa cột vào cành cây.  

Theo tìm hiểu, kiến vàng có tên khoa học là Oecophylla smaragdina, thuộc bộ cánh màng hymenoptera, họ formicidae, có màu vàng nhạt. Chúng làm tổ trên cây bằng cách dùng tơ do ấu trùng của chúng tạo ra để cuộn các lá với nhau. Kiến vàng được biết đến là một loài thiên địch lợi hại của ruộng vườn, chúng có khả năng khống chế và tiêu diệt nhiều loại côn trùng gây hại cho cây trồng. Chúng sống theo bầy đàn và làm tổ trên cây bằng cách sử dụng tơ ấu trùng của bản thân để cuộn các lá cây lại với nhau.

Kiến vàng được đựng trong các bao tải, sau đó treo ở các gốc cây. 

Thực tế cho thấy, nuôi kiến vàng trong vườn cây ăn trái đang là một biện pháp sinh học có hiệu quả cao, ít tốn kém và đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường, phù hợp với xu hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Nhờ công dụng của kiến vàng trong việc phòng trừ các loại sâu hại trên cây ăn trái mà đem lại hiệu quả cao trong canh tác cho nông dân và hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Ngành Nông nghiệp Hà Tĩnh đang khuyến khích người dân áp dụng và nhân rộng mô hình nuôi kiến vàng để phòng trừ sâu bệnh và bảo vệ môi trường.

 

Phan Ấn

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline