Hotline: 0941068156

Thứ ba, 21/05/2024 22:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 21/05/2024

Nuôi cá lồng bè mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân

Thứ tư, 09/08/2023 13:08

TMO - Kiên Hải là huyện đảo phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng bè của tỉnh Kiên Giang với quy mô đặt ra năm 2023 là 1.200 lồng bè, sản lượng thu hoạch 1.250 tấn cá. Khai thác tiềm năng phát triển nghề nuôi cá lồng bè, ngành chuyên môn và chính quyền địa phương triển khai các giải pháp hỗ trợ nhằm giúp cho nghề nuôi cá của nông dân phát triển ổn định hơn.

Vùng biển Kiên Hải kín gió, phù du nhiều nên nguồn thức ăn cho cá nuôi rất dồi dào. Xác định nghề nuôi cá lồng bè là một trong những thế mạnh để phát triển kinh tế của huyện, UBND huyện Kiên Hải đã chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai các chính sách hỗ trợ cho nông dân vay vốn; vận động thành lập các hợp tác xã nuôi gắn với liên kết đầu ra... 

Nam Du là một trong những xã đảo có số hộ nuôi cá lồng bè nhiều nhất huyện Kiên Hải của tỉnh Kiên Giang. Hiện toàn xã có 91 hộ nuôi cá với 143 bè, 454 lồng. Năm 2022, toàn xã xuất bán 770 tấn cá các loại; tổng giá trị đạt 185 tỷ đồng, tăng 30,3% so năm 2021, đạt 105,7% kế hoạch năm. Tháng 1-2023 toàn xã thả mới khoảng 38.000 con cá giống, trong đó cá mú 26.000 con, cá bớp 12.000 con. Tình hình thời tiết nuôi thủy sản trong tháng khá ổn định, đã xuất bán khoảng 16,5 tấn, với tổng doanh thu 5,9 tỷ đồng. Đến nay, xã Nam Du thành lập 2 hợp tác xã nuôi trồng thủy sản và dịch vụ với 32 thành viên. 

Kết quả nuôi trồng trên địa bàn xã đảo này cho thấy, với gần 1.000m2 diện tích mặt nước nuôi cá mú, cá bớp, cá sao, cá trân châu đang phát triển tốt. HTX nuôi trồng thủy sản ấp An Phú, xã Nam Du cho biết, vụ cá năm 2021-2022, các bè đều cho năng suất cao. Trên 4 bè cá với 16 lồng, năm 2022 đã xuất bán trên 6 tấn, trong đó bán cá trân châu từ 280.000-300.000 đồng/kg, cá bớp từ 210.000-230.000 đồng/kg. 

Nuôi cá lồng bè tại các HTX trên địa bàn huyện Kiên Hải góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân ven biển. Ảnh: TD. 

Cá bớp và cá mú là 2 loài nuôi ít thiệt hại, sinh trưởng tốt và lợi nhuận nhiều hơn so với những loài cá khác được các HTX tại xã Lại Sơn chọn để nuôi trồng trên lồng bè. Cá mú có sau thời gian nuôi 9 đến 10 tháng, trọng lượng đạt trung bình 1kg/con là thu hoạch. Còn cá bớp, nuôi khoảng từ 6 - 7 tháng, đạt trọng lượng khoảng 7 kg/con là có thể thu hoạch được. Với khoảng 100 lồng nuôi lợi nhuận mang về từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng/năm, tùy theo quy mô thả nuôi. Bên cạnh các loài cá như: cá bớp, cá mú, cá mú trân châu, cá chim vây vàng... nông dân một số khu vực ven các đảo thuộc huyện Kiên Hải còn nuôi hàu, vẹm xanh... Các mô hình đều mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương và lợi nhuận khá cho nông dân.

Cùng với phát triển nuôi cá lồng bè trên biển truyền thống là thế mạnh kinh tế của huyện, Kiên Hải đang triển khai 2 dự án nuôi biển quy mô lớn gồm: Dự án trung tâm nuôi trồng hải sản xuất khẩu  có quy mô 2.000 ha mặt nước biển và 6 ha đất tại Hòn Hàng thuộc xã An Sơn. Dự án dự kiến bố trí 1.100 lồng nuôi tròn, sản lượng thiết kế lên đến 30.000 tấn cá thương phẩm mỗi năm. Cùng với đó là dự án nuôi trồng, sản xuất giống, chế biến, kinh doanh, xuất khẩu cá, rong biển và các loại thủy hải sản khác có tổng diện tích sử dụng 425 ha mặt nước biển và 3 ha mặt đất; trong đó, có 420 ha ở vùng biển xã An Sơn để nuôi cá và rong biển.

Xác định nghề nuôi cá lồng bè là một trong những thế mạnh để phát triển kinh tế của huyện, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai các chính sách hỗ trợ cho nông dân vay vốn; vận động thành lập các hợp tác xã nuôi gắn với liên kết đầu ra; đồng thời phối hợp với ngành chuyên môn tỉnh tổ chức tập huấn kỹ thuật, kiểm tra chất lượng con giống… Qua đó, giúp cho nghề nuôi cá lồng bè của người dân được thuận lợi, hiệu quả.

Tỉnh Kiên Giang khuyến khích khuyến cáo hộ nuôi cá đầu tư lồng nuôi bằng vật liệu HDPE thay thế lồng gỗ truyền thống… 

Năm 2023, tỉnh Kiên Giang đặt mục tiêu nuôi cá lồng bè trên biển với 4.000 lồng, sản lượng 4.100 tấn, tập trung tại các khu vực ven biển, ven đảo thuộc 2 huyện Kiên Lương, Kiên Hải và 2 thành phố Hà Tiên, Phú Quốc. Sản lượng cá thu hoạch hơn 230 tấn, với các đối tượng có giá trị kinh tế cao như: cá mú, cá bớp, cá chim vây vàng... Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển nuôi biển giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, ưu tiên bố trí, sắp xếp nghề nuôi biển như cá lồng bè, nhuyễn thể, đối tượng thủy sản khác theo hướng tập trung, liên kết sản xuất bền vững, gắn với công tác giao khu vực biển, cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi lồng bè trên biển theo quy định.

Tỉnh tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ vùng nuôi gắn với quan trắc môi trường nước và cảnh báo dịch bệnh trên thủy sản để kịp thời thông báo đến người nuôi thủy sản chủ động sản xuất an toàn, hiệu quả. Theo đó, tỉnh tập trung triển khai thực hiện hiệu quả việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong nuôi biển năm 2023 và xây dựng kế hoạch triển khai các mô hình khuyến nông thúc đẩy nuôi biển từ nay đến năm 2030. Trong đó, ưu tiên mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật về vật liệu mới như kết cấu lồng nuôi bằng nhựa HDPE, lồng lưới chịu lực, sử dụng thiết bị máy móc phụ trợ, chiếu sáng trên bè bằng năng lượng mặt trời…

Cơ quan chuyên môn phối hợp với các địa phương tổ chức thực hiện mô hình như: Liên kết chuỗi sản xuất, nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao, nuôi cá lồng bè sử dụng thức ăn công nghiệp thay thế thức ăn cá tạp, khuyến cáo hộ nuôi cá đầu tư lồng nuôi bằng vật liệu HDPE thay thế lồng gỗ truyền thống… Đồng thời, tăng cường năng lực chẩn đoán và phòng ngừa dịch bệnh trong các khu nuôi biển trọng điểm, tập trung kết hợp với tập huấn, hướng dẫn người nuôi phòng, trị bệnh trên đàn cá nuôi, áp dụng các biện pháp xử lý khi dịch bệnh xuất hiện, khống chế không để lây lan ra diện rộng.

 

 

Thanh Hà 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline