Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/07/2025 02:07

Tin nóng

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Thứ tư, 02/07/2025

Nông sản - một trong những chủ lực xuất khẩu đầu năm 2025

Thứ bảy, 10/05/2025 06:05

TMO - Trong 4 tháng đầu năm 2025, ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột khi kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt mức tăng trưởng ấn tượng, đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Nhiều nhóm hàng chủ lực như gạo, cà phê, rau quả duy trì đà tăng mạnh cả về lượng lẫn giá trị, bất chấp những biến động trên thị trường quốc tế. Theo báo cáo của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ, đạt tổng kim ngạch 123,64 tỷ USD, tăng 15,0% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đóng vai trò chủ đạo với kim ngạch 88,64 tỷ USD (tăng 16,1%), trong khi khu vực kinh tế trong nước đạt 35 tỷ USD (tăng 12,5%).

Các mặt hàng công nghiệp chế biến tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn và giữ vai trò dẫn dắt tăng trưởng xuất khẩu. Tuy nhiên, đáng chú ý là nhóm nông, lâm, thủy sản cũng cho thấy dấu hiệu phục hồi tích cực, đóng góp quan trọng vào kết quả chung.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 3,5 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh ngành này vừa trải qua thời kỳ khó khăn do chi phí đầu vào tăng cao và một số thị trường lớn áp dụng các rào cản kỹ thuật.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), các doanh nghiệp đã nỗ lực cải thiện chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe từ Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU, những thị trường tiêu thụ thủy sản chủ lực.

Đối với mặt hàng gạo, trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu tăng cao do lo ngại về an ninh lương thực, Việt Nam tận dụng hiệu quả lợi thế về chất lượng và chuỗi cung ứng.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường ước tính, kim ngạch xuất khẩu gạo 4 tháng đầu năm có thể đạt trên 1,6 tỷ USD, tăng khoảng 40% về giá trị so với cùng kỳ. Giá gạo xuất khẩu cũng liên tục duy trì ở mức cao, góp phần mang lại giá trị gia tăng cho nông dân và doanh nghiệp.

Mặt hàng rau quả cũng có nhiều tín hiệu khởi sắc. Nhờ việc mở rộng các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN, xuất khẩu rau quả trong 4 tháng đầu năm ước đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Sơ chế, lựa chọn xoài trước khi xuất khẩu. (Ảnh minh hoạ).

Sự cải thiện trong khâu bảo quản sau thu hoạch, đầu tư công nghệ sơ chế và phát triển vùng trồng theo tiêu chuẩn GAP đang tạo nền tảng vững chắc cho nhóm ngành này.

Gỗ và sản phẩm gỗ cũng đạt kết quả khả quan với kim ngạch 5,8 tỷ USD, tăng 7,9%. Sau giai đoạn sụt giảm mạnh năm 2023 do thị trường thế giới suy yếu, các doanh nghiệp gỗ hiện đã phục hồi đơn hàng từ Hoa Kỳ và châu Âu, đồng thời đẩy mạnh thị trường nội địa và khu vực.

Cụ thể là gỗ, đạt 5,2 tỷ USD, nhưng chỉ tăng 5,8%, cho thấy tốc độ tăng trưởng chậm lại. Bộ cần tập trung vào phát triển bền vững, giảm phát thải trong sản xuất, và tăng cường các chứng nhận quốc tế về trách nhiệm xã hội và môi trường. Việc mở rộng thị trường sang châu Phi và các nước Hồi giáo (thị trường Halal) sẽ là hướng đi mới để đa dạng hóa đầu ra, đồng thời giảm áp lực từ các thị trường truyền thống.

Sản phẩm chăn nuôi tăng 16,8%, nhưng kim ngạch nhập khẩu đầu vào tăng mạnh (27,8%) cho thấy chi phí sản xuất đang là thách thức lớn. Bộ sẽ thúc đẩy các ngành hỗ trợ sản xuất, như sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước, để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu. Đồng thời, cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi số trong quản lý sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận chính sách hỗ trợ nhanh hơn.

Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đạt 34,2 tỷ USD trong 4 tháng qua, tăng 14,2%. Trung Quốc theo sát với 20,5 tỷ USD, tăng 16,7%, cho thấy sự phục hồi nhu cầu nhập khẩu từ nước láng giềng. Trong đó, Trung Quốc tiếp tục là thị trường trọng điểm đối với nông sản Việt Nam, đặc biệt là gạo, sầu riêng, chuối, chanh leo và các mặt hàng thủy sản.

Thị trường EU ghi nhận kim ngạch 18,3 tỷ USD (tăng 13,9%), ASEAN đạt 12,7 tỷ USD (tăng 11,5%), Hàn Quốc đạt 9,8 tỷ USD (tăng 10,2%), và Nhật Bản đạt 8,9 tỷ USD (tăng 9,4%). Việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, RCEP hay CPTPP được đánh giá là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam gia tăng thị phần trong bối cảnh cạnh tranh thương mại toàn cầu.

Lãnh đạo Vụ Kế hoạch-Tài chính (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), cho biết, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đưa ra 7 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, bao gồm hoàn thiện thể chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số, và xúc tiến thương mại nhằm mở cửa thị trường xuất khẩu.

Đặc biệt, bộ sẽ chú trọng đến việc phát triển thị trường trong nước và kiểm soát giá cả, góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Về giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường, đàm phán để tháo gỡ rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại và mở cửa xuất khẩu chính ngạch thêm nhiều nông sản vào thị trường truyền thống, các thị trường có tổng kim ngạch xuất khẩu lớn như: Trung Quốc, Mỹ, EU, Nga, Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc.../.

 

 

Tuấn Anh

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline