Hotline: 0941068156

Thứ hai, 28/07/2025 04:07

Tin nóng

Gần 50 cây cổ thụ ở 5 tỉnh, thành đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thực hiện đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý tàu cá "03 không"

Ứng phó thiên tai: Dứt khoát phải chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa

Phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây"

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, khôi phục sản xuất nông nghiệp

Sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện ứng phó mưa lũ

Bão giật cấp 11 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên và Ninh Bình

Cảnh báo mưa cường suất lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

Thứ hai, 28/07/2025

Nông nghiệp nỗ lực hoàn thành mục tiêu năm 2023

Thứ bảy, 08/07/2023 19:07

TMO - Trong 6 tháng cuối năm, ngành nông nghiệp sẽ còn nhiều khó khăn bởi mục tiêu năm 2023 còn tương đối cao. Trong đó, tốc độ GDP toàn ngành phấn đấu đạt từ 3-3,5%; kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 54-55 tỷ USD; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 78%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%, nâng cao chất lượng rừng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, trong 6 tháng cuối năm, ngành nông nghiệp sẽ tập trung hoàn thành đúng tiến độ, có chất lượng các chương trình, đề án, văn bản; trong đó có 4 Quy hoạch ngành cấp quốc gia; Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đề án phát triển logistics gắn với vùng sản xuất, kinh doanh nông nghiệp...

Đẩy mạnh bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp. 

Về thị trường, quan tâm nhiều hơn đến thị trường trong nước. Cập nhật chính sách nông nghiệp của các quốc gia, đưa ra các giải pháp ứng phó linh hoạt, phù hợp. Xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường, tăng cường xuất khẩu nông sản đa giá trị; tận dụng các FTAs. Hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng mới; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc xuất khẩu. Về sản xuất, toàn ngành theo dõi sát tình hình thời tiết khí tượng, thủy văn, bão lũ, thiên tai, nguồn nước, xâm nhập mặn để kịp định hướng thời vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp, chủ động công tác ứng phó, xây dựng các phương án kiểm soát rủi ro thiên tai. Kiểm soát tốt dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, tăng đàn gia súc, theo dõi diễn biến cung cầu mặt hàng thịt lợn, tránh đột biến về giá cả; thực hiện Kế hoạch hành động nói không với IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của EC.

Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu các đơn vị chuyên môn đề xuất các giải pháp đáp ứng, bảo đảm các yêu cầu mới về sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản, gắn với việc tuân thủ cam kết chống phá rừng; quan tâm công tác khuyến nông, quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm; quản lý tốt việc cấp mã vùng trồng, vùng nuôi, hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc.

Về đầu tư, đẩy nhanh tiến độ các dự án; nâng cao tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công; phấn đấu tỉ lệ giải ngân cả năm đạt mục tiêu đề ra. Về xây dựng xây dựng nông thôn mới, thực hiện có hiệu quả các chương trình chuyên đề trong xây dựng nông thôn mới, triển khai Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới. Thực hiện Kế hoạch giám sát của Đoàn giám sát của Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước về Chương trình nông thôn mới. Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ kế hoạch, Bộ NN&PTNT Vũ Văn Việt cho biết, trong 6 tháng cuối năm, khó khăn sẽ còn rất nhiều trong khi mục tiêu tương đối cao. Trong đó, tốc độ GDP toàn ngành phấn đấu đạt từ 3-3,5%; kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 54-55 tỷ USD; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 78%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%, nâng cao chất lượng rừng.

Thống kê trong 6 tháng đầu năm, tuy diện tích lúa giảm nhưng năng suất rất cao. Cả nước đã gieo cấy được 4,98 triệu ha lúa, năng suất bình quân đạt 67 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha. Diện tích cây ăn quả 1,22 triệu ha, tăng 2,7%. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định. Lâm nghiệp tăng về trồng rừng và khai thác gỗ. Về thủy sản, tăng trưởng tương đối tốt. Về xuất khẩu nông lâm thủy sản, có gam màu sáng và chưa sáng với giá trị xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm đạt 24,59 tỷ USD. Trong đó, mặt hàng gạo tăng rất nhanh, tăng 34,7%, hạt điều tăng 7,7%,…/.

 

 

THIÊN LÝ

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline