Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 14:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Nông dân huyện Lệ Thủy tích cực chăm sóc lúa vụ Đông Xuân

Thứ năm, 09/02/2023 11:02

TMO - Sau những ngày đón Tết, vui Xuân, tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân tại huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình đang tích cực xuống đồng chăm sóc, bón phân, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh cho vụ lúa Đông Xuân 2023 với hy vọng vụ mùa sẽ đạt năng suất, chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ghi nhận của PV Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường, trên cánh đồng của các xã An Thuỷ, xã Sơn Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, bà con nông dân đã ra đồng chăm sóc cho ruộng lúa để dặm lúa và nhổ cỏ dại cho ruộng lúa.

Ông Trần Văn Minh, trú tại thôn Phú Thọ, xã An Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ cho biết: Tháng 12 vừa rồi, thời tiết bất lợi, liên tục gặp những đợt rét đậm, mưa phùn, người nông dân xuống vụ gặp khó khăn. Mấy hôm nay, trời nắng ráo, nhiều nông dân trên địa bàn huyện đã xuống đồng chăm sóc cây lúa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của HTX Phú Thọ đưa ra và theo lịch chung của toàn địa bàn trong huyện, hoàn thành tỉa dặm trong nửa tháng 2 dương lịch để cho cây lúa phát triển xanh tốt.

Trạm bơm nước được Ban quản lý thuỷ nông huyện Lệ Thuỷ điều tiết vào ruộng để phục vụ bà con chăm sóc vụ lúa Đông Xuân 2023. Việc điều tiết nước nhằm giữ mực nước trên mặt ruộng 2-3 cm từ khi cấy đến sau khi bón thúc đẻ nhánh 5-7 ngày. Sau đó, rút cạn nước để ruộng vừa đủ độ ẩm đến khi cây lúa đẻ nhánh, kích thích rễ lúa mọc dài, lan rộng và cắm sâu vào đất, tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng, tăng khả năng chống đổ.

Chị Nguyễn Thị Hương trú tại thôn Thạch Bàn, xã An Thuỷ cho biết: Vụ này gia đình tôi gieo cấy 5 sào ruộng, chủ yếu giống lúa P6 và DT80 bám khung lịch thời vụ, bắt đầu từ ngày 5 Tết, gia đình tập trung xuống đồng tỉa dặm lại diện tích lúa gieo sạ không đều hoặc những chỗ do chuột, ốc bươu vàng cắn phá cho đúng mật độ kỹ thuật và chăm sóc cây lúa nhanh hồi sinh bén rễ. 

Hiện tại hầu hết các cánh đồng trong toàn huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình được nông dân gieo sạ và cây lúa đang thời kỳ phát triển tốt. Đây là giai đoạn quyết định năng suất lúa vào thời điểm cuối vụ nên bà con nông dân đều tập trung chăm sóc diện tích lúa đã gieo trồng. Vụ Đông Xuân năm nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện gieo cấy 29.500 ha theo kế hoạch. Lịch gieo và cấy lúa bắt đầu từ tháng 12/2022 và kết thúc vào giữa tháng 2/2023.  

Để đạt được mục tiêu năng suất lúa bình quân 58,3 tạ/ha, thời gian qua, các địa phương trong toàn huyện đã chủ động hướng dẫn bà con nông dân sửa chữa, nâng cấp hệ thống mương, đường giao thông nội động, tập trung cải tạo đất ruộng. Hướng dẫn bà con nông dân chuẩn bị đầy đủ phân bón, giống lúa, thuốc bảo vệ thực vật và kỹ thuật chăm sóc lúa.  

Ông Lê Xuân Tứ - Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Quảng Bình cho biết: Hiện nay, thời tiết tương đối thuận lợi nên bà con nông dân tranh thủ trồng dặm lại diện tích lúa thưa thớt để tăng năng suất và để kịp thời vụ. Hiện tại thời tiết ban đêm lạnh, ngày nắng, sáng có sương mù nhẹ tạo điều kiện thuận lợi để các loại sâu bệnh, như: Đạo ôn, bọ rầy… phát triển. Vì vậy, người dân phải thường xuyên bám đồng, tuân thủ các quy định để sớm phát hiện và tiêu diệt các loại mầm bệnh tận gốc.

 

 

Bài và ảnh: Nguyễn Hoàng 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline