Hotline: 0941068156

Thứ hai, 25/11/2024 09:11

Tin nóng

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Thứ hai, 25/11/2024

Nỗ lực tìm kiếm những cá thể sao la cuối cùng tại Việt Nam

Thứ bảy, 13/08/2022 22:08

TMO - Liên minh Châu Âu, Tổ chức Re:wild (Tổ chức phục hồi thiên nhiên toàn cầu) và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) sẽ tăng cường các nỗ lực nhằm tìm kiếm và cứu sao la - một trong những loài thú quý hiếm nhất thế giới, ước tính chỉ còn vài cá thể khỏi nguy cơ tuyệt chủng cao.

Thông tin từ Ban quản lý Chương trình Bảo tồn các Loài hoang dã WWF- Việt Nam cho biết, với nguồn tài trợ từ Liên minh Châu Âu thông qua Re:wild và dự án Bảo tồn đa dạng sinh học của Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID), WWF-Việt Nam sẽ nỗ lực để tìm kiếm những cá thể sao la cuối cùng. 

Sao la hiện đang là trọng tâm của những nỗ lực bảo tồn của Quỹ Phản ứng nhanh vì Hệ Sinh thái, Loài và các Cộng đồng đang trong tình trạng khẩn cấp (Rapid RESCUE). Quỹ được thành lập năm 2020 bởi Liên minh Châu Âu (EU), nam diễn viên Leonardo DiCaprio và tổ chức Re:wild với mục tiêu thực hiện những hành động khẩn cấp nhằm giải quyết những mối đe dọa đối với đa dạng sinh học đang ngày càng nhiều.

Hai năm qua, những nỗ lực tìm kiếm sao la đã phải ngưng lại do dịch Covid-19, do đó việc tìm kiếm và bảo tồn loài này hiện nay đang là nhiệm vụ cấp thiết. Dự án sẽ làm việc với các cơ quan chức năng tại địa phương để thực hiện chương trình nhân giống bảo tồn cho một số loài nguy cấp, với mục đích một ngày nào đó có thể tái thả chúng về tự nhiên khi đủ an toàn. Bên cạnh đó, trong quá trình tìm kiếm sao la cũng sẽ tìm kiếm một số loài đặc hữu và nguy cấp khác của dãy Trung Trường Sơn. 

WWF-Việt Nam đang tăng cường phối hợp với các tổ chức quốc tế nhằm tìm kiếm  những cá thể sao la cuối cùng tại Việt Nam 

Sao la hay còn được gọi là kỳ lân châu Á, là một trong những loài thú hiếm nhất thế giới sinh sống trong vùng núi rừng Trường Sơn tại Việt Nam và Lào. Theo đó, vào tháng 5 năm 1992, Bộ Lâm nghiệp Việt Nam và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tiến hành khảo sát trong Vườn quốc gia Vũ Quang, tại đây, lần đầu tiên các chuyên gia phát hiện loài động vật mới trên thế giới và đặt tên sao la.

Giống như các loài khác của dãy Trường Sơn, một dãy núi hiểm trở dọc biên giới Việt Nam và Lào, sao la là đối tượng của nạn săn bắt bằng các loại bẫy dây bất hợp pháp. Mặc dù các loại bẫy này không nhắm vào sao la, nhưng chúng giết hại hầu như tất cả các loài thú sống trên mặt đất bao gồm sao la. 

Kể từ khi phát hiện ra sao la, các nhà sinh học mới chỉ chụp được ảnh loài động vật này năm lần bằng máy bẫy ảnh ngoài thiên nhiên với hai lần ở Lào và ba lần ở Việt Nam. Bức ảnh chụp gần đây nhất của sao la là vào năm 2013 tại miền Trung Việt Nam do một máy bẫy ảnh của WWF ghi lại. 

Theo ông Nguyễn Văn Trí Tín, Giám đốc Chương trình Bảo tồn động vật hoang dã, Tổ chức WWF Việt Nam, sao la còn sống sót ở dãy Trường Sơn thuộc miền Trung Việt Nam, bao gồm cả Vườn quốc gia Vũ Quang. Tuy nhiên, các bằng chứng từ người dân địa phương, kiểm lâm và tổ chức bảo tồn cho rằng hiện sao la không còn phần lớn ở các khu vực này, và khả năng chỉ còn rất ít với các cá thể phân bố rải rác. 

Vì thế với nguồn tài trợ từ Liên minh châu Âu thông qua Re:wild và dự án Bảo tồn Đa dạng Sinh học của USAID, WWF-Việt Nam sẽ tập trung các nỗ lực để tìm kiếm những cá thể sao la cuối cùng. Dự án sẽ tận dụng các kiến thức sinh thái địa phương kết hợp với công nghệ hiện đại như kỹ thuật phân tích gen trong môi trường (eDNA) và đặt các bẫy ảnh chuyên dụng. 

 

 

Minh Tân 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline