Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/01/2025 12:01

Tin nóng

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 16/01/2025

Ninh Thuận sẽ trở thành trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng cao

Chủ nhật, 30/06/2024 06:06

TMO - Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, những năm qua, việc đầu tư nuôi trồng thủy sản, nhất là sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã phát triển rất mạnh mẽ, qua đó giúp địa phương này hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng lớn nhất của cả nước. 

Ninh Thuận là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có chiều dài bờ biển hơn 105 km, với địa hình lòng chảo đặc thù đã tạo nên một tiểu vùng thời tiết, khí tượng, thủy văn đặc trưng về nắng nóng quanh năm, lượng mưa hàng năm thấp, ít sông ngòi nên nước biển có độ mặn cao, ít phù sa… Với lợi thế là tỉnh ven biển có đặc thù riêng so với cả nước, đặc biệt, Ninh Thuận là một trong những ngư trường lớn và giàu nguồn lợi nhất về các loại hải sản; vùng ven biển của tỉnh còn là trung tâm nước trồi, là nơi gặp nhau giữa các dòng biển nóng và dòng biển lạnh..., rất thích hợp cho sản xuất giống và nuôi các đối tượng hải sản.    

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận cho biết, những năm qua, nghề sản xuất tôm giống của tỉnh Ninh Thuận đã hình thành và phát triển trở thành trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng cao của cả nước. Thương hiệu “Tôm giống Ninh Thuận” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu, Ninh Thuận đang phát triển để trở thành trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng cao của cả nước với các mục tiêu đến năm 2025 đạt sản lượng 50 tỷ con giống/năm; đến năm 2030 đạt 60 tỷ con giống/năm. 

Hiện nay, sản xuất tôm giống nuôi nước lợ là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, đáp ứng hơn 35% nhu cầu nuôi tôm thương phẩm từ Quảng Ninh đến Cà Mau. Toàn tỉnh hiện có 453 cơ sở với hơn 1.200 trại sản xuất tôm giống, tổng công suất bể ương giống hơn 145.630 m3. Năng lực sản xuất hàng năm từ 40-50 tỷ con tôm giống, có thể đáp ứng 30- 40% nhu cầu nuôi tôm của cả nước.

Thị trường tôm giống của tỉnh Ninh Thuận chủ yếu là các tỉnh phía Nam chiếm 80% sản lượng toàn tỉnh. Các thị trường lớn như Cà Mau, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Long An, Kiên Giang…từ lâu rất ưa chuộng và đánh gia cao chất lượng tôm giống của tỉnh Ninh Thuận. 

Tỉnh Ninh Thuận hướng tới mục tiêu trở thành địa phương đi đầu của cả nước về sản xuất tôm giống chất lượng cao. Ảnh: CT. 

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Ninh Thuận cho biết, trước khi sản xuất (từ 25-30 ngày/đợt), các cơ sở đủ điều kiện ương dưỡng giống đăng ký với Chi cục Thủy sản và đơn vị, khi sản xuất sẽ bảo đảm ngăn ngừa ba dịch bệnh trên tôm, gồm: bệnh đốm trắng; hoại tử gan tụy cấp tính và bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô. 

Theo đó, đơn vị cử cán bộ đến tận trại sản xuất lấy mẫu gộp dựa trên số lượng hồ, bể ương dưỡng do cơ sở đăng ký và ước sản lượng, số lượng xuất ra thị trường để xét nghiệm, xác định an toàn và cấp phiếu xét nghiệm có giá trị duy nhất cho mỗi đợt sản xuất. Khi cơ sở xuất bán giống thì tiếp tục khai báo và kiểm dịch viên đến tận trại kiểm tra dấu hiệu lâm sàng của đàn tôm giống, trích xuất kết quả xét nghiệm thấy âm tính với ba dịch bệnh trên tôm thì sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch và trực tiếp giám sát việc vận chuyển sản phẩm ra thị trường.

Hằng ngày, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Ninh Thuận đều thông báo kết quả kiểm dịch của từng cơ sở sản xuất tôm giống trên website của đơn vị và các cơ quan liên quan cùng phối hợp nắm thông tin, xử lý và phản hồi khi phát hiện có trường hợp trốn kiểm dịch sản phẩm đang trên đường vận chuyển, hoặc đã vận chuyển đến các vùng nuôi để có biện pháp ngăn chặn, bảo vệ an toàn cho người nuôi thương phẩm.

Để trở thành địa phương đi đầu của cả nước về sản xuất tôm giống chất lượng cao, UBND tỉnh đã phê duyệt hai khu quy hoạch sản xuất tôm giống với tổng quy mô 268ha, đó là khu sản xuất giống thủy sản công nghệ cao An Hải (huyện Ninh Phước) và khu sản xuất giống thủy sản tập trung Nhơn Hải (huyện Ninh Hải). UBND tỉnh Ninh Thuận đã phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 vùng sản xuất giống thủy sản ứng dụng công nghệ cao An Hải và vùng sản xuất tôm bố mẹ ứng dụng công nghệ cao Sơn Hải giai đoạn 2021-2030. Theo đó, sẽ mở rộng khu sản xuất giống An Hải với quy mô 168ha.

Hiện tại, khu vực này đã thu hút hơn 130 cơ sở sản xuất giống, sản lượng hằng năm dao động 10-12 tỷ con giống/năm, chiếm 25-35% lượng giống của tỉnh. Tỉnh Ninh Thuận đang có chủ trương kêu gọi các nhà đầu tư có đủ điều kiện đầu tư vào khu vực này, nhằm xây dựng khu sản xuất giống An Hải thành khu sản xuất tôm giống công nghệ cao kiểu mẫu của cả nước. Đối với khu sản xuất giống thủy sản tập trung Nhơn Hải quy mô diện tích khoảng 100 ha, đây là khu vực tập trung hơn 60% số cơ sở sản xuất tôm giống của tỉnh Ninh Thuận, sản lượng giống tôm khu vực này chiếm 45-55% sản lượng giống của tỉnh. hời gian tới, 

UBND tỉnh sẽ đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các vùng sản xuất giống thủy sản tập trung; triển khai các thủ tục thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các vùng giống tập trung đã được quy hoạch; tăng cường hiệu quả quản lý giám sát dịch bệnh và chất lượng giống...Tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín chất lượng “Tôm giống Ninh Thuận” đến các địa phương nuôi tôm thương phẩm trên phạm vi cả nước. Đồng thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi làm giả nhãn mác hàng hóa, thương hiệu... làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, chất lượng “Tôm giống Ninh Thuận”.

Theo Tổng cục Thủy sản, cả nước có 2.104 cơ sở sản xuất tôm giống, sản lượng đạt hơn 160 tỷ con/năm. Riêng các tỉnh trọng điểm như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định có 687 cơ sở, sản lượng đạt 72,3 tỷ con/năm, chiếm 45,2% sản lượng của cả nước. Hiện, cả nước có 747.000ha nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng, nhu cầu tôm giống để nuôi thương phẩm khoảng 150 tỷ con/năm; số lượng tôm bố, mẹ cần để sản xuất tôm giống hơn 260.000 con. Tôm giống đóng vai trò quan trọng trong chuỗi sản xuất, quyết định phần lớn sự thành công và hiệu quả sản xuất, tuy nhiên hiện nay, nguồn tôm bố, mẹ cung cấp cho sản xuất tôm giống chủ yếu là nhập khẩu, khai thác trong môi trường tự nhiên. 

 

 

Ngọc Hà 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline