Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 21:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Ninh Bình: 4 cây cổ thụ trên 200 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 22/11/2023 18:11

TMO - Với trên 200 năm tuổi, 2 cây lộc vừng, 1 cây bàng, 1 cây bồ đề cổ thụ trong khuôn viên đình làng Yên Chỉ, xã Thượng Hoà, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình vừa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

Theo đề xuất của Hội đồng Cây Di sản, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam vừa công nhận 2 cây lộc vừng, 1 cây bàng, 1 cây bồ đề cổ thụ trong khuôn viên đình làng Yên Chỉ, xã Thượng Hoà, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình là Cây Di sản Việt Nam.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Ninh Bình trao quyết định Công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với 04 cây cổ thụ trong khuôn viên đình Yên Chỉ. 

Ngày 22/11 tại đình làng Yên Chỉ, UBND xã Thượng Hoà đã long trọng tổ chức Lễ công bố và trao bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với 2 cây lộc vừng, 1 cây bàng, 1 cây bồ đề nằm trong khuôn viên đình làng. Thừa ủy quyền của Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, ông Quách Mai Hồng – Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Ninh Bình đã đến tham dự và trao bằng công nhận Cây Di sản cho đại diện địa phương.

Lễ mở văn bia công nhận Cây Di sản đối với cây cổ thụ trong khuôn viên đình làng Yên Chỉ.              

Theo người dân làng Yên Chỉ 4 cây được công nhận Cây Di sản đợt này là những cây cổ thụ đã gắn bó với dân làng từ xưa đến nay, trải qua biết bao thăng trầm, kỷ niệm cùng người dân Yên Chỉ. Theo đó, đối với cây bàng có chiều cao vút ngọn khoảng 18m, diện tích phủ tán khoảng 200m2 hình mâm xôi, thân cây bàng là cây gỗ lớn, một thân chính, phân cành cấp 1 ở khoảng 3m đến 3.2m cách mặt đất, có các cành cấp 1, sau đó phân thành các cành cấp 2, cấp 3, cấp 4 tạo tán cây hình chiếc mâm xôi.

Lãnh đạo địa phương cùng các bậc cao niên trong làng tại Lễ công nhận Cây Di sản. 

Đối với cây bồ đề, có đường kính là 1,96m, cây cao khoảng trên 20m , cây bồ đề phân 6 cành cấp 1 chu vi các cành ở khoảng 2,70m đến 0,20m sau đó phân thành 14 cành cấp 2, khoảng 27 cành cấp 3 tạo thành tán. Đối với 2 cây lộc vừng có tán cây xoè rộng chiếm diện tích từ 52m-80m, tán hình tròn theo các hướng từ 7-9m. Hiện các cây cổ thụ trong khuôn viên đình làng Yên Chỉ  vẫn đang phát triển xanh tốt.

Việc công nhận 4 cây Di sản trong khuôn viên đình làng có ý nghĩa quan trọng đối với người dân địa phương. 

Theo ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch UBND xã Thượng Hoà: Việc công nhận 4 cây Di sản trong khuôn viên đình làng Yên Chỉ có ý nghĩa quan trọng về việc gìn giữ bảo vệ hệ sinh thái môi trường cũng như gắn liền với những giá trị về mặt văn hoá, tinh thần của người dân địa phương.

Đình làng Yên Chỉ đã có niên đại xây dựng từ rất lâu, đình được lập nên để thờ Tam vị Thánh Tản. Đây là những vị thần có công với dân với nước. Hiện nay ở đình còn lưu giữ được các thần sắc của các vị vua, ngoài ra còn có các bát hương, bài vị, hòm sắc cổ,... 

Hoạt động vinh danh, bảo tồn Cây Di sản Việt Nam được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam khởi xướng, triển khai từ năm 2010. Sau 13 năm, đến nay đã có gần 7.000 cây cổ thụ, quần thể cây cổ thụ trên khắp các vùng miền đất nước và ngoài hải đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam. Đây là một trong những hoạt động cộng đồng tiêu biểu, nổi bật, hiệu quả cao của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trong suốt 2 nhiệm kỳ vừa qua. Hoạt động này cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đã được đưa vào Dự thảo Nghị quyết Đại hội VIII nhiệm kỳ mới (2023-2028). 

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2023-2028) Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam với nhiều nội dung quan trọng dự kiến diễn ra vào ngày 26/11 tại Hà Nội.  Đại hội dự kiến có khoảng 200 đại biểu đại diện cho các cơ quan ban ngành, tổ chức, đoàn thể, các đơn vị trực thuộc, hội thành viên, các chuyên gia, nhà khoa học...sẽ tham dự. Cũng trong dịp này, Hội sẽ tổ chức Kỷ niệm 35 năm thành lập (26/11/1988 - 26/11/2023).  

 

 

Minh Anh

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline