Hotline: 0941068156
Thứ tư, 27/11/2024 02:11
Thứ tư, 08/03/2023 15:03
TMO – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra những điểm mới của Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Đến nay, cả nước đã có gần 80 sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng được công nhận là sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Thực tế cho thấy, phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP là hướng đi hiệu quả.
Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP (Quyết định số 1048/QĐ-TTg), đến nay, cả nước đã có 8.689 sản phẩm OCOP (trong đó 65,5% sản phẩm 3 sao, 33,6% sản phẩm 4 sao, 0,7% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 0,2% sản phẩm 5 sao) của 4.479 chủ thể OCOP (trong đó có 38,1% là HTX, 25,7% là doanh nghiệp, 33,4% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác) được đánh giá, phân hạng đạt 3 sao trở lên.
Chương trình OCOP được triển khai đồng bộ, đã lan tỏa mạnh mẽ, rộng khắp ở tất cả 63/63 tỉnh, thành phố, huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành từ trung ương đến cơ sở, trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới ở tất cả địa phương.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai Bộ tiêu chí OCOP giai đoạn 2018-2020, còn nhiều hạn chế như: Một số tiêu chí chưa phản ánh đầy đủ những vấn đề cần quan tâm, đề cập gắn với định hướng, tiếp cận của sản phẩm OCOP.
Mục tiêu của OCOP là phát triển hình thức sản xuất, kinh doanh sản phẩm đậm chất truyền thống, có tiềm năng phát triển ở khu vực nông thôn.
Cơ cấu điểm của một số tiêu chí chưa phù hợp với định hướng và yêu cầu của Chương trình OCOP theo hướng phát huy nội lực, giá trị gia tăng và phát triển kinh tế cộng đồng nông thôn... Do đó, ngày 24-2-2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 148/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
Hà Nội có 2.140 sản phẩm được đánh giá trong Chương trình OCOP. Các sản phẩm OCOP của thành phố phong phú, đa dạng như: Thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống, đồ uống, thảo dược, thủ công mỹ nghệ. Bên cạnh đó, là “đất trăm nghề”, thành phố có hơn 800 làng nghề đang hoạt động, góp phần chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động địa phương.
Thành phố phấn đấu năm 2023, phát triển thêm từ 20-30 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố (theo nhiệm vụ UBND thành phố giao hằng năm, mỗi quận, huyện, thị xã phát triển tối thiểu 1 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP mới trở lên); triển khai xây dựng thí điểm 5 trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với phát triển du lịch tại các huyện: Gia Lâm, Thường Tín, Phú Xuyên, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây.
M. Linh
Bình luận