Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 02/02/2025 22:02

Tin nóng

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Chủ nhật, 02/02/2025

Nhọc nhằn nghề làm muối ở Nam Định

Thứ tư, 13/03/2024 15:03

TMO - Nghề làm muối ở xã Bạch Long, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định đã tồn tại từ bao đời nay. Tại đây, nghề làm muối được coi là nghề truyền thống của địa phương. 

Xã Bạch Long, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định là một trong những địa phương sở hữu cánh đồng muối rộng lớn nhất miền Bắc với diện tích lên đến 230ha với khoảng 1.000 hộ dân tham gia nghề làm muối. Vì là vùng ven biển, cho nên ở xã Bạch Long không thể trồng được lúa như ở các vùng khác, tuy nhiên thay vào đó, tại Bạch Long sở hữu nguồn nước mặn dồi dào thế nên nghề làm muối như là 1 nghề truyền thống có từ hàng trăm năm nay.

Để làm ra được hạt muối tinh khiết, diêm dân phải vất vả chịu đựng trước cái nắng và gió biển.

Theo diêm dân địa phương thì công việc này thường bắt đầu vào tháng 3 và kết thúc vào tháng 8-9 hàng năm khi mùa mưa đến. Công việc vất vả nhưng thu nhập chẳng đáng là bao thế nên diêm dân ở đây chủ yếu là người trung tuổi và người già khi không đi làm được các công việc khác nên vẫn cố bám trụ với nghề.

 Muối sau khi thành phẩm được đem đi tiêu thụ cho các đại lý hoặc bán lẻ tới tận tay người dùng.

Để làm ra được những hạt muối trắng tinh diêm dân thường bắt đầu công việc vào lúc sáng sớm và kết thúc khi mặt trời lặn. Khác với những nơi làm muối khác, muối ở Bạch Long có thêm công đoạn phơi cát, lọc cát để tăng nồng độ mặn. Giai đoạn đầu tiên để sản xuất ra hạt muối là ngâm cát cùng nước biển và làm đất. Trên những cánh đồng muối, rất nhiều ô đất được khoanh lại theo hình chữ nhật sao cho đất mịn bề mặt, sau đó đổ cát ngấm nước phơi lên trên.

Sau khoảng thời gian dài được phơi, cát khô, trên bề mặt từng hạt cát sẽ kết tinh thành nhưng hạt muối nhỏ. Giữa tiết trời nắng nóng, từ 12h trưa đến 1h chiều là khoảng thời gian lý tưởng để các diêm dân ra vựa muối tiếp tục công việc của mình, thu gom những bãi cát đá kết tinh muối. Khi về chiều thì đi cào và gom muối lại. Khác với những nghề khác, nắng càng to càng gắt, muối càng mau tạo hình. 

Những hạt muối trắng ngần được thu hoạch sau 1 ngày lao động vất vả. 

Chia sẻ về nỗi vất vả của nghề, ông Trần Hữu Duy, diêm dân địa phương cho biết: "Vào đầu mùa nắng còn đỡ gắt chứ vào những tháng hè nắng như đổ lửa, mồ hồi vã ra như tắm. Công việc làm muối rất nhiều công đoạn vì thế tôi và những diêm dân ở đây làm quần quật từ sáng tới tối hầu như chả có thời gian để nghỉ ngơi. Công việc vất vả là vật nhưng thu nhập lại thấp khiến cho cái nghèo, cái khổ vẫn cứ đeo bám mãi những diêm dân nơi đây". 

Để làm ra những hạt muối trắng tinh khiết, mặn mòi vị biển, ít ai có thể nghĩ rằng để có được những hạt muối đó, diêm dân nơi đây đã phải trải qua bao nhọc nhằn, khó khăn. Dẫu khó khăn là vậy nhưng những diêm dân nơi đây vẫn cố giữ gìn nghề truyền thống của cha ông. 

 

 

Minh Anh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline