Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 17:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Nhiều thành phố ven biển châu Á đang sụt lún nhanh chóng

Thứ bảy, 24/09/2022 04:09

TMO - Theo nghiên cứu của Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) tại Singapore, các thành phố châu Á đã bị sụt lún đất với tốc độ nhanh chóng, đồng thời làm trầm trọng nguy cơ xảy ra các hiểm họa ven biển hơn so với hiện tại. 

Nhóm nghiên cứu gồm Cheryl Tay cùng các đồng nghiệp tại Đại học Công nghệ Nanyang, phối hợp với các chuyên gia tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực thuộc NASA và Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (ETH Zürich), tìm ra bằng chứng cho thấy một số khu vực thuộc nhiều thành phố biển lớn đang lún nhanh hơn tốc độ nước biển dâng, nguyên nhân là do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng cùng với khai thác mạnh mẽ nguồn nước ngầm để phục vụ dân số đang phát triển. 

Các tảng băng trên Trái Đất đang tan chảy, khiến mực nước biển dâng lên trên toàn cầu. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng việc đất bị sụt lún có thể làm trầm trọng thêm vấn đề trên. Hiện mực nước biển trên toàn cầu đang dâng lên trung bình 3,7mm/năm.

Ảnh minh họa 

Qua việc phân tích ảnh vệ tinh của 48 thành phố ven biển trên toàn cầu từ năm 2014 đến năm 2020, nhóm nghiên cứu kết luận tốc độ sụt lún trung bình của các thành phố là 16,2 mm/năm. Kết quả nghiên cứu cũng cho biết một số thành phố sụt lún đến 43 mm/năm, và sự điều này có thể thay đổi ở cấp độ khu vực. Tốc độ sụt lún cục bộ nhanh nhất tập trung ở châu Á, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Á.

Một số khu vực thuộc thành phố Thiên Tân (Trung Quốc) và Ahmedabad (Ấn Độ) chìm nhanh hơn 20 mm một năm, còn tốc độ lún trung bình của TP HCM là 16,2 mm mỗi năm. Thành phố Rio de Janeiro (Brazil) có thể có thêm 2 km2 ngập nước, tăng 16% diện tích ngập so với trường hợp không sụt lún.

Tại Singapore, mực nước biển trung bình đang dâng lên với tốc độ từ 3mm đến 4mm mỗi năm. Dữ liệu từ Cơ quan Khí tượng Singapore vào năm 2020 cho thấy mực nước biển ở đây đã tăng 14cm so với số liệu trước năm 1970. Các dự báo về khí hậu đã chỉ ra rằng mực nước biển trung bình quanh Singapore dự kiến sẽ tăng lên đến 1m vào năm 2100. Con số này có thể lên tới 4m hoặc 5m nếu tính đến các tác động khác như nước dâng bất thường do bão, xảy ra từ 2 đến 4 lần một năm.

Cùng với lượng mưa cực lớn và mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu, sụt lún đất có thể dẫn đến lũ lụt thường xuyên, dữ dội và kéo dài hơn cho những nơi dễ bị ảnh hưởng trong vài năm tới. 

Theo Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc, cho đến năm 2050, hơn một tỷ người sống ở các thành phố ven biển sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng cao. Cơ quan này cảnh báo mực nước biển toàn cầu có thể tăng tới 60 cm vào cuối thế kỷ này, ngay cả khi lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính giảm mạnh.

 

 

Thu Thảo 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline