Hotline: 0941068156

Thứ tư, 01/05/2024 11:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 01/05/2024

Nhiều thách thức trong quản lý, phát triển sản phẩm sâm

Thứ hai, 11/09/2023 08:09

TMO - Thời gian qua, trên thị trường xuất hiện những thương nhân buôn bán sâm Ngọc Linh hay sâm Lai Châu với mức giá rẻ hơn sâm chính gốc vài chục lần, gây ảnh hưởng lớn đến người trồng sâm, đặc biệt làm tổn hại đến thương hiệu một trong những nông sản quý hiếm của Việt Nam hiện nay.

Cụ thể, trong khi giá sâm Ngọc Linh chính gốc loại 1 có giá lên đến hơn 300 triệu đồng/kg, sâm Lai Châu giá trên 120 triệu đồng/kg, thì trên thị trường xuất hiện loại sâm mạo danh sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu có mức giá chỉ vài triệu đồng/kg. Đáng chú ý, xuất hiện những đầu mối ngay tại Lào Cai, Lai Châu nhập lậu sâm từ Trung Quốc về để trà trộn, mạo danh thành sâm Việt Nam. Khi kiểm nghiệm sâm của Trung Quốc, có những mẫu phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gấp nhiều lần cho phép. Trong đó, có cả hoạt chất bảo vệ thực vật đã cấm ở Việt Nam.  

Việc này không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng tới thương hiệu mà những người trồng sâm ở Việt Nam đã đầu tư nhiều tiền của. Nhiều nông dân đã bày tỏ lo ngại có thể dẫn tới phá sản nếu tình trạng sâm nhập lậu không được ngăn chặn kịp thời. 

Cục Nghiệp vụ (Tổng cục Quản lý thị trường) cho biết, 8 tháng năm 2023 đã có hơn 4.400 vụ việc liên quan đến sâm nhập lậu được xử lý. Không chỉ phát hiện nhiều cửa hàng bán sâm không rõ nguồn gốc mà còn phát hiện thêm nhiều sản phẩm bánh, kẹo, mỹ phẩm, dược phẩm mạo danh nguồn gốc sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu.

Hiện cả nước có hai vùng trồng sâm có giá trị tại Việt Nam là: vùng sâm Ngọc Linh trồng tại Quảng Nam, Kon Tum và vùng trồng sâm Lai Châu tại tỉnh Lai Châu. Trong đó, sâm Ngọc Linh - loại sâm đặc hữu ở Quảng Nam và Kon Tum với hàm lượng saponin vượt trội các loại sâm nổi tiếng trên thế giới.

Tại tỉnh Kon Tum, có 1.165 hộ gia đình; 30 nhóm hộ, tổ liên kết sản xuất và 5 doanh nghiệp sản xuất sâm Ngọc Linh với tổng diện tích đã trồng sâm Ngọc Linh là 1.749,3 ha với khoảng 29,9 triệu cây. Tại tỉnh Quảng Nam, diện tích quy hoạch bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh của tỉnh Quảng Nam là 15.568 ha, tổng diện tích rừng có trồng sâm Ngọc Linh là 456 ha. Năng suất ước tính khoảng 547 kg/ha (đối với loại sâm sau khi trồng được 5 năm tuổi). Đến nay, cây sâm của Việt Nam đã giúp rất nhiều hộ nông dân khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa thoát nghèo, các doanh nghiệp, hợp tác xã trồng, phát triển sâm ngày một phát triển.

Việc ngăn chặn sâm nhập lậu là một trong những giải pháp góp phần bảo vệ thương hiệu sâm Việt Nam (Ảnh minh họa). 

Cùng với hai địa phương trên, Lai Châu là tỉnh có điều kiện phát triển sâm - một loại dược liệu quý. Đến nay, Thủ tướng đã ban hành Quyết định về phát triển sâm Việt Nam, trong đó có sâm Lai Châu. Trên địa bàn tỉnh Lai Châu hiện nay có 35ha sâm với sự tham gia của 22 doanh nghiệp, hợp tác xã và trên 200 hộ gia đình. Tỉnh Lai Châu mới chỉ phát triển với diện tích nhỏ, đang tập trung phát triển trồng, nhân giống sâm. Tuy nhiên sản lượng khai thác chưa đáng kể, vẫn tập trung vào một số sản phẩm đơn giản như: Sâm ngâm rượu, sâm ngâm mật ong..

Về công tác phòng chống hàng lậu, hàng giả đối với mặt hàng sâm trên địa bàn, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (PC03), Công an tỉnh Lai Châu  cho biết, những năm gần đây đơn vị đã phát hiện và xử lý 18 vụ việc, trong đó khởi tố 5 vụ án để xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Từ công tác đấu tranh quyết liệt, đâu đó các đối tượng đã co cụm lại, đặc biệt các đối tượng buôn bán trên mạng xã hội đã hạn chế rất nhiều. Sau khi lực lượng chức năng vào cuộc xử lý, các đối tượng chuyển sang nhập hàng lậu với số lượng nhỏ, lợi dụng đêm tối, đường sá miền núi đi lại khó khăn để gây khó khăn cho lực lượng chức năng.

Tuy nhiên, hiện nay phía Trung Quốc đã rào 105km đường biên giới, còn hơn 60km chưa tiến hành rào. Với 105km biên giới có hơn 30km cây số đường biên giới là sông, suối. Vì vậy, các đối tượng buôn lậu sâm thường lợi dụng điều này để kết nối với các chủ buôn Trung Quốc, thống nhất về mặt giá cả, vận chuyển, bỏ sâm Trung Quốc vào thùng rồi thả trôi ở sông khu vực biên giới. Một số đối tượng bên Việt Nam sẽ đón nhận, do đó gây nhiều khó khăn. Việc buôn lậu sâm diễn ra từ năm 2021, lực lượng Biên phòng đã tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm soát, tiến hành khởi tố 2 đối tượng và thu 172,9km sâm, định giá 246 triệu đồng.

Lãnh đạo UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho rằng, để quản lý tốt được sâm Ngọc Linh, bảo vệ được thương hiệu sâm Việt Nam, đòi hỏi các cơ quan phải làm việc quyết liệt hơn nữa. Bên cạnh đó, in ấn cách phân biệt các loại sâm để người dân nhận diện rõ hơn. Tiếp đến là yêu cầu các bộ ngành vào cuộc quyết liệt đối với các cá nhân, tổ chức nhập lậu sâm Việt Nam. Nếu doanh nghiệp chế biến thì phải chứng minh được hóa đơn, từ đó có thể truy ra để đấu tranh, chống việc mua bán sâm giả trên thị trường. Cùng với đó là cần nghiên cứu nuôi cấy mô, sản xuất hàng loạt nâng cao năng suất. Việc xử lý doanh nghiệp, cá nhân trà trộn sâm ngoại lai vào Việt Nam không khó khi chúng ta kiểm soát, yêu cầu đầy đủ hóa đơn chứng từ của sản phẩm.

Ngày  1/6/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định 611/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Mục tiêu chung của chương trình là xây dựng và phát triển sâm Việt Nam thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực y - dược và chăm sóc sức khỏe, mang thương hiệu sản phẩm quốc gia; góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Hiện có hai vùng trồng sâm có giá trị tại Việt Nam là vùng sâm Ngọc Linh trồng tại Quảng Nam, Kon Tum và vùng trồng sâm Lai Châu tại tỉnh Lai Châu. Trong đó, sâm Ngọc Linh - loại sâm đặc hữu ở Quảng Nam và Kon Tum với hàm lượng saponin vượt trội các loại sâm nổi tiếng trên thế giới.

 

 

Thu Hà 

 

 

 

 

  

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline