Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 19:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Nhiều sông băng trên thế giới có thể sẽ biến mất vào năm 2050

Thứ năm, 03/11/2022 21:11

TMO - Theo báo cáo của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), một số sông băng nổi tiếng nhất thế giới như các sông băng trên dãy Dolomites (Italy), ở các công viên quốc gia Yosemite và Yellowstone (Mỹ) và trên dãy núi Kilimanjaro (Tanzania) sẽ biến mất vào năm 2050 do biến đổi khí hậu. 

UNESCO đã theo dõi khoảng 18.600 sông băng tại 50 địa điểm Di sản Thế giới mà tổ chức này công nhận và dự đoán rằng khoảng 33% trong số sông băng này sẽ biến mất vào năm 2050. Số sông băng còn lại có thể được cứu nếu mức tăng nhiệt độ toàn cầu không vượt quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Trong kịch bản lượng phát thải vẫn diễn ra như bình thường, khoảng 50% sông băng tại các địa điểm Di sản Thế giới này có thể gần như biến mất hoàn toàn vào năm 2100. 

Khung cảnh cho thấy một hồ nước ở đáy sông băng Rhone ở Obergoms, Thụy Sĩ, ngày 1/9/2022. Ảnh: Reuters  

Tác giả chính của báo cáo Tales Carvalho cho biết, các sông băng thuộc danh sách Di sản Thế giới của UNESCO mất trung bình khoảng 58 tỷ tấn băng/năm, tương đương với tổng lượng nước dùng hằng năm của cả Pháp và Tây Ban Nha và đóng góp 5% vào mực nước biển dâng trên toàn cầu.  Carvalho nhấn mạnh tới các biện pháp bảo vệ quan trọng nhất để ngăn chặn sự tan chảy nhanh chóng của sông băng trên toàn thế giới là giảm đáng kể lượng khí thải carbon.  

UNESCO khuyến nghị rằng do khả năng thu hẹp hơn nữa của nhiều sông băng này trong tương lai gần, chính quyền địa phương nên coi các sông băng trở thành trọng tâm của chính sách, bằng cách cải thiện việc giám sát và nghiên cứu cũng như bằng cách thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai. 

 

 

Thu Thảo 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline