Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/07/2025 10:07

Tin nóng

Đề xuất điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Thứ tư, 16/07/2025

Nhiều quốc gia đối mặt với tình trạng nắng nóng khốc liệt

Thứ năm, 05/06/2025 06:06

TMO - Tình trạng nắng nóng khốc liệt đang diễn ra ở khu vực Bắc Bán Cầu. Đặc biệt, một số quốc gia đã ghi nhận nền nhiệt tăng vọt lên đến 70 độ C, đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ và đời sống sinh hoạt của người dân.

Hiện nay, nhiều dấu hiệu cho thấy khu vực Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á sẽ phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt chưa từng thấy. Cụ thể, nhiệt độ mặt đường ở miền Bắc Trung Quốc đã vọt lên 70°C, trong khi khu vực trung tâm California (Mỹ) cũng ghi nhận mức nhiệt trên 37°C. Tại Tây Ban Nha, nhiệt độ tăng cao đến mức chính quyền phải đưa ra cảnh báo cho du khách.

Nắng nóng và khô hạn cũng làm tăng nguy cơ cháy rừng, điển hình là các vụ cháy đã bùng phát ở Alberta của Canada. Thiệt hại kinh tế và con người ước tính sẽ lên tới 200 tỷ USD mỗi năm ở Mỹ vào năm 2030 và có thể tăng gấp đôi vào năm 2050. Cả 3 khu vực Bắc Bán cầu đang đối mặt với nắng nóng cực đoan do biến đổi khí hậu, đặc biệt là miền Tây và miền Trung của Mỹ và Canada, miền Tây và miền Bắc của châu Âu. Do bầu khí quyển ấm hơn giữ nhiều hơi ẩm hơn, các khu vực này cũng có nguy cơ sẽ hứng chịu mưa lớn và lũ lụt dữ dội hơn.

Các chuyên gia khí hậu nhận định sức nóng mùa hè năm nay có khả năng phá vỡ các kỷ lục nhiệt độ toàn cầu. Tình trạng thời tiết khắc nghiệt này đe dọa gây quá tải hệ thống điện, làm khô hạn mùa màng và đẩy giá năng lượng tăng cao trên cả 3 lục địa.

(Ảnh minh hoạ). 

Bên cạnh đó, nhiệt độ tăng cao ở Đại Tây Dương đang làm tăng khả năng xuất hiện các cơn bão nhiệt đới dữ dội hơn. Việc thiếu vắng hiện tượng El Nino cũng khiến nguy cơ xuất hiện nhiều siêu bão và bão nhiệt đới tại khu vực này, cũng như ở vùng Caribe, đe dọa những khu vực sản xuất dầu khí và khí đốt quanh Vịnh Mexico của Mỹ. Thực trạng xáo trộn trong dòng khí quyển mùa hè còn làm tăng khả năng xảy ra các cơn dông mạnh, gây thiệt hại hàng tỷ USD ở Trung Tây và các đồng bằng phía Bắc nước Mỹ.

Ở châu Âu - lục địa ấm lên nhanh nhất thế giới, lượng mưa ít và khô hạn sớm đã tạo tiền đề cho các đợt nắng nóng gay gắt, hạn hán và điều kiện cháy rừng nguy hiểm. Các mô hình dự báo cho thấy kiểu thời tiết áp suất cao kéo dài sẽ lặp lại kịch bản của những tháng đầu năm 2025, dẫn đến sản lượng điện gió thấp nhưng điện Mặt trời tăng cao. Nguy cơ nắng nóng và hạn hán sẽ càng trầm trọng hơn.

Tại châu Á, Nhật Bản và Đông Nam Á dự kiến sẽ có mùa hè ấm hơn bình thường. Trung Quốc cũng được dự báo sẽ trải qua tháng 6 vô cùng nóng bức, với hạn hán ở miền Bắc ảnh hưởng đến vụ lúa mì. Mặc dù dự báo có mưa nhưng sự chuyển đổi nhanh chóng từ khô hạn sang ẩm ướt lại làm tăng nguy cơ lũ lụt, sạt lở đất và thiệt hại mùa màng. Vào mùa cao điểm, nhu cầu điện ở Trung Quốc dự kiến sẽ cao hơn khoảng 100 gigawatt so với năm 2024.

Bên cạnh đó, nhiệt độ cao còn làm hư hại mùa màng và làm cạn kiệt các con sông lớn, khiến thực phẩm tăng giá. Các vùng sản xuất đậu nành, ngô và lúa mì ở Mỹ đang bị hạn hán nặng nề, có thể dẫn đến giảm sản lượng. Nếu tình trạng này kéo dài, mực nước sông Mississippi sẽ giảm, gây trở ngại cho hoạt động của các sà lan - vốn là phương tiện quan trọng vận chuyển cây trồng trên cả nước.

Tình trạng nắng nóng cực đoan sẽ thúc đẩy nhu cầu năng lượng tăng cao. Khoảng 89 triệu người tại các khu vực ở miền Trung nước Mỹ có nguy cơ sẽ bị thiếu điện trong mùa hè này. Giá năng lượng - đặc biệt là khí tự nhiên - vì thế được dự báo sẽ tăng hơn 30%, nhất là trong bối cảnh hạn hán sẽ hạn chế việc tích trữ.

 

Văn Thắng

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline