Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 11/05/2025 15:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Chủ nhật, 11/05/2025

Nhiều nước trên thế giới chật vật đối phó cháy rừng

Thứ sáu, 01/09/2023 05:09

TMO - Cháy rừng quy mô lớn đang hoành hành tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở châu Âu và châu Mỹ, gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng và tài sản. 

Tại Hy Lạp, cơ quan cho biết, trong 11 ngày qua, đám cháy rừng ở vùng Evros, gần thành phố cảng Alexandroupoli của Hy Lạp đã hủy hoại và thiêu rụi diện tích lên tới ít nhất 808,7 km2 - lớn hơn cả thành phố New York (Mỹ). theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU). Giới chức EU đánh giá đây là "vụ cháy rừng quy mô lớn nhất từ trước đến nay xảy ra ở các nước EU" và liên minh đang phải huy động gần một nửa số máy bay dập lửa sẵn có để khống chế "giặc lửa".

Những đám cháy bùng phát từ 19.8. Tính đến sáng 30.8, cháy rừng xuất phát ở vùng Evros, gần thành phố cảng Alexandroupoli khiến ít nhất 20 người thiệt mạng. Để ứng phó với cháy rừng, EU đã huy động 11 máy bay, 1 trực thăng để hỗ trợ Hy Lạp khống chế đám cháy. Tại Hy Lạp, 407 nhân viên cứu hoả đã được triển khai để dập lửa.

Máy bay chữa cháy được triển khai đối phó cháy rừng ở Hy Lạp, ngày 24/8. 

Canada đang đối mặt với mùa cháy rừng nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Trong một tuần qua, hơn 50 nghìn người đã buộc phải đi sơ tán, gần 200 ngôi nhà bị thiêu rụi. Ước tính, hơn 15 triệu ha đất rừng, lớn hơn diện tích của Hy Lạp, bị thiêu rụi. Hiện hơn 1.000 đám cháy vẫn đang bùng phát trên khắp nước này, trong đó 650 đám cháy vượt tầm kiểm soát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân và cộng đồng. Thủ tướng Canada Justin Trudeau cam kết, sẽ cung cấp các nguồn lực liên bang để ứng phó với thảm họa.

Trong tháng 8, hòn đảo du lịch Tenerife thuộc Tây Ban Nha trải qua những đám cháy rừng kéo dài hàng tuần do thời tiết khắc nghiệt nắng nóng đi kèm gió mạnh và khô hạn. Những đám cháy rừng bắt đầu bùng phát trên đảo Tenerife, thuộc quần đảo Canaries của Tây Ban Nha kể từ ngày 15.8. Sau gần 1 tuần, ngọn lửa đã thiêu rụi 5.000 ha trong phạm vi 50 km, tương đương 2,5% diện tích rừng trên đảo Tenerife, con số kỷ lục trong vòng 15 năm đối với hòn đảo này.

Các đám cháy đã tạo ra những đám mây khói khổng lồ ở độ cao 8.000m và có thể quan sát thấy từ vệ tinh. Cháy rừng đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân tại 10 đô thị trên đảo, trong đó 26.000 người đã phải đi sơ tán. Theo Hệ thống thông tin về cháy rừng của châu Âu (Effis), kể từ đầu năm 2023 đến nay, hỏa hoạn đã thiêu rụi khoảng 73.000 ha rừng tại Tây Ban Nha. Năm 2022, Tây Ban Nha cũng đã ghi nhận khoảng 500 vụ cháy rừng cùng 300 nghìn ha diện tích rừng bị thiêu rụi và đây đều là những con số kỷ lục tại châu Âu.

Vụ cháy rừng Hawaii (Mỹ) là cháy rừng kinh hoàng nhất ở Mỹ trong hơn một thế kỷ qua. 

Vụ cháy rừng Hawaii (Mỹ) ngày 8/8 vừa qua khiến ít nhất 115 người thiệt mạng và 388 người mất tích. Đây là vụ cháy rừng kinh hoàng nhất ở Mỹ trong hơn một thế kỷ. Các đội cứu hộ đang tiếp tục rà soát để tìm kiếm hơn 1.000 người hiện vẫn còn mất tích. Thiệt hại do cháy rừng lên tới gần 6 tỷ USD với hơn 2.200 tòa nhà đã bị phá hủy và 500 tòa nhà khác bị hư hại.  

Theo giới khoa học, mặc dù nguyên nhân của hầu hết các vụ cháy rừng là do lỗi chủ quan của con người, song các đám cháy trên thế giới đang lan nhanh hơn, kéo dài hơn và dữ dội hơn xuất phát từ tình trạng biến đổi khí hậu, vốn là yếu tố làm gia tăng tình trạng khô nóng. Ở Địa Trung Hải, tình trạng này đã khiến mùa cháy rừng bắt đầu sớm và thiêu đốt nhiều vùng đất liền hơn. Thời tiết nóng cũng rút hết độ ẩm từ thảm thực vật, biến chúng thành nguyên liệu khô giúp đám cháy lan rộng. Nhà khoa học cấp cao của Cơ quan Giám sát Khí quyển Copernicus thuộc Liên minh châu Âu (EU), nhận định các điều kiện thời tiết khô hơn, nóng hơn khiến các đám cháy trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều.

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc dự báo số vụ cháy rừng nghiêm trọng trên toàn cầu sẽ tăng 14% vào năm 2030, 30% vào năm 2050 và 50% vào cuối thế kỷ này. Báo cáo chỉ ra mối tương quan chặt chẽ giữa cháy rừng và biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu khiến cháy rừng trở nên tồi tệ hơn khi các đợt hạn hán xuất hiện nhiều và kéo dài, nhiệt độ không khí ngày càng cao, độ ẩm tương đối thấp, sấm chớp và gió mạnh dẫn đến ngọn lửa lan nhanh, kéo dài và cháy dữ dội hơn. Ngược lại, cháy rừng khiến tình trạng biến đổi khí hậu trở nên ngày càng trầm trọng, bởi chúng tàn phá các hệ sinh thái nhạy cảm và giàu carbon như vùng đất than bùn và rừng nhiệt đới.

 

 

Minh Tâm 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline